Sổ đỏ ghi những nội dung gì? Quy định về việc ghi số thửa, toạ độ và kích thước trên Giấy chứng nhận. Tại sao lại có trường hợp Giấy chứng nhận không ghi số thửa, toạ độ và kích thước?
Từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ được thực hiện nghiêm ngặt và quy củ hơn so với thời gian trước. Sổ đỏ được cấp phép cho người dân với đầy đủ các thông tin về lô đất, thửa đất đó để làm căn cứ chứng minh thửa đất đó thuộc quyền sở hữu của người dân. Vậy, trong trường hợp sổ đỏ không ghi thông tin về số thửa, toạ độ, kích thước thì có được xem là sổ đỏ hợp lệ không? Có phải làm lại Sổ đỏ không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp về thắc mắc này.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 60-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/7/1994 quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị;
–
-
Mục lục bài viết
- 1 1. Sổ đỏ ghi những nội dung gì?
- 2 2. Quy định về việc ghi số thửa, toạ độ và kích thước trên Giấy chứng nhận:
- 3 3. Tại sao lại có trường hợp Giấy chứng nhận không ghi số thửa, toạ độ và kích thước?
- 3.1 3.1. Không ghi thông tin về số thửa, toạ độ và kích thước do thiếu sót trong quá trình cấp Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- 3.2 3.2. Không ghi thông tin về số thửa, toạ độ và kích thước do chủ sở hữu không cung cấp đầy đủ thông tin:
- 3.3 3.3. Không ghi thông tin về số thửa, toạ độ và kích thước do không bắt buộc ghi thông tin đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 01/12/2004:
- 3.4 3.4. Một số trường hợp pháp luật quy định không phải ghi thông tin về kích thước thửa đất:
- 4 4. Sổ đỏ không ghi số thửa, tọa độ, kích thước có hợp lệ không?
1. Sổ đỏ ghi những nội dung gì?
Sổ đỏ là cách gọi vắn tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp cho các khu vực ngoài đô thị và được quy định của Nghị định số 60-CP của Chính phủ và
Hiện nay, Nhà nước không cấp Sổ đỏ cho người dân nữa mà thay vào đó là cấp Sổ hồng, hay được gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên thực tế, Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 10/12/2009 thì vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bìa hồng hiện tại. Như vậy, Sổ đỏ và Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng từ pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người có quyền sở hữu nhà ở.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT quy định cụ thể nội dung ghi trên Sổ đỏ được thực hiện theo mẫu chung thống nhất cho cả nước. Theo đó, nội dung ghi trên sổ đỏ bao gồm:
– Nội dung thông tin của người sử dụng đất ( Tên người sử dụng đất, năm sinh, số căn cước công dân và địa chỉ của người sử dụng đất);
– Nội dung thông tin thửa đất được chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Số của thửa đất, thông tin tờ bản đồ;
+ Địa chỉ của thửa đất;
+ Diện tích thửa đất;
+ Hình thức sử dụng thửa đất;
+ Mục đích sử dụng đất;
+ Thời gian sử dụng đất;
+ Nguồn gốc của thửa đất…
– Nội dung về sơ đồ thửa đất và những thay đổi ( nếu có) sau khi cấp Giấy chứng nhận;
2. Quy định về việc ghi số thửa, toạ độ và kích thước trên Giấy chứng nhận:
Theo quy định
Việc ghi số thửa, toạ độ, kích thước vào Giấy chứng nhận là để khẳng định về thửa đất có những thông tin đó thuộc quyền sử dụng, sở hữu của người đứng tên trên giấy chứng nhận đó. Việc ghi những thông tin trên phải được đảm bảo ghi đúng như thông tin được quy định trên thực tế và phải đảm bảo ghi các thông số theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, tại Phụ lục số 02 được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về kích thước của các cạnh trong thửa đất như sau:
– Cạnh của thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận bằng nét liền khép kín, kích thước của các cạnh thửa đất được thể hiện trên sơ đồ mảnh đất bằng đơn vị đo lường là mét (m) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Trong trường hợp thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có nhiều cạnh thửa và không đủ chỗ thể hiện chiều dài các cạnh thửa trên sơ đồ thì đánh số hiệu các đỉnh thửa bằng các chữ số tự nhiên theo chiều kim đồng hồ và lập biểu thể hiện chiều dài các cạnh thửa tại vị trí thích hợp bên cạnh sơ đồ thửa đất đó. Đối với trường hợp thửa đất có ranh giới là đường cong thì thể hiện tổng chiều dài của đường cong đó và không thể hiện tọa độ đỉnh thửa
– Căn cứ vào kích thước thửa đất trên bản đồ (hoặc căn cứ bản trích đo địa chính) có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng để thể hiện cho phù hợp; bảo đảm kích thước tối thiểu của sơ đồ thửa đất thể hiện trên Giấy chứng nhận không nhỏ hơn 05 cm2.
Trường hợp thửa đất có kích thước của chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước của chiều rộng mà khi thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng, làm cho chiều rộng của thửa đất bị thu hẹp đến mức không đủ chỗ để thể hiện thông tin thì thể hiện chiều dài của thửa đất theo tỷ lệ khác với chiều rộng nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi dạng hình học của thửa đất
3. Tại sao lại có trường hợp Giấy chứng nhận không ghi số thửa, toạ độ và kích thước?
Một số lý do dẫn đến việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi số thửa, toạ độ và kích thước như sau:
3.1. Không ghi thông tin về số thửa, toạ độ và kích thước do thiếu sót trong quá trình cấp Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Bộ Tài nguyên và môi trường đã quy định về những thông tin được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, khi cấp Giấy chứng nhận cho người dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ghi đầy đủ thông tin được quy định. Như vậy, trong trường hợp trên sơ đồ thửa đất không ghi các thông tin về kích thước thửa đất, ghi đầy đủ số thửa và toạ độ thì là do thiếu sót của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan địa chính, tài nguyên môi trường của Uỷ ban nhân dân xã/ phường nơi có đất, Văn phòng đăng ký biến động đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp quận/ huyện nơi có đất.
3.2. Không ghi thông tin về số thửa, toạ độ và kích thước do chủ sở hữu không cung cấp đầy đủ thông tin:
Do pháp luật trước đây không quá nghiêm ngặt trong việc ghi những thông tin trên Giấy chứng nhận hoặc không chú tâm đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó mà một số Giấy chứng nhận dược cấp trong thời gian từ ngày 15/8/2006 đến ngày 10/12/2009 không ghi đầy đủ các thông tin nêu trên. Theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó thì đối với trường hợp không cung cấp đầy đủ thông tin được quy định thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên sơ đồ chỉ thể hiện những thông tin có trên bản đồ địa chính còn những thông tin về kích thước không được cung cấp đủ thông tin thì không ghi.
3.3. Không ghi thông tin về số thửa, toạ độ và kích thước do không bắt buộc ghi thông tin đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 01/12/2004:
Đối với Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 01/12/2004 thì mẫu Giấy chứng nhận được Nhà nước ban hành không bắt buộc ghi thông tin về kích thước của thửa đất. Do đó mới xuất hiện trường hợp một số đất được cấp Giấy chứng nhận trước thời gian trên không phải ghi thông tin về kích thước thửa đất.
3.4. Một số trường hợp pháp luật quy định không phải ghi thông tin về kích thước thửa đất:
Căn cứ theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT thì các trường hợp Giấy chứng nhận không thể hiện sơ đồ thửa đất và không thể hiện kích thước thửa đất bao gồm:
– Đất dùng để xây dựng công trình theo tuyến;
– Cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp.
4. Sổ đỏ không ghi số thửa, tọa độ, kích thước có hợp lệ không?
Sổ đỏ bắt buộc phải ghi thông tin về số thửa và toạ độ để xác định được vị trí của thửa đất đó thuộc sở hữu của người sử dụng đất nào. Còn đối với thông tin về kích thước thì nên xem xét vào những trường hợp được phân tích tại mục 4 nêu trên thì mới có thể khẳng định được sổ đỏ đó có hợp lệ hay không. Trong trường hợp thiếu những thông tin nêu trên, khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải báo ngay cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận cho mình để làm thủ tục sửa đổi để đảm bảo Sổ đỏ hợp lệ và tránh những kiện tụng pháp lý sau này.