Nhằm công nhận những sản phẩm mang tính độc quyền cá nhân của người sáng tác, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ. Vậy thời gian (hạn) bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan:
1.1. Quyền tác giả:
– Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, … Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
– Về cơ bản, quyền tác giả là sự công nhận của Nhà nước về sự sáng tạo, sở hữu của cá nhân, tổ chức với một sản phẩm bất kỳ.
– Sáng tạo là khả năng của con người. Sự sáng tạo của mỗi cá nhân không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân họ, mà còn góp phần to lớn vào sự phát triển chung của xã hội, đất nước. Mỗi sản phẩm mà con người sáng tác ra, đều phải trải qua những giai đoạn xây dựng, hình thành nhất định, Điều này tốn rất nhiều tài lực và trí lực của người sáng tác. Do đó, đứng trước những sáng tạo này, con người ta luôn muốn nhận được sự công nhận. Nhà nước công nhận, mọi người công nhận. Để nhận được điều đó, các cá nhân phải tiến hành đăng ký quyền tác giả đối với sản phẩm của mình. Sau khi đăng ký quyền tác giả, sản phẩm do cá nhân, tổ chức bất kỳ sáng tác sẽ được công nhận.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn K là nhà văn nghiệp dư. Anh đam mê văn học, nên dù làm việc trong một ngành nghề khác, song anh vẫn dành thời gian sáng tác thơ văn. Các tác phẩm của anh cũng đạt được ở mức tương đối, nên anh chỉ muốn giữ làm kỷ niệm cho mình, không muốn công bố hay phát hành. Tuy nhiên, đầu năm 2021, anh K sáng tác ra một bài thơ rất hay. Anh vô cùng tâm đắc với tác phẩm của mình. Do đó, anh đã quyết định công bố nó lên mạng xã hội. Để tránh trường hợp tác phẩm của mình bị sao chép, đạo nhái, anh K đã tiến hành đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Sau khi đăng ký quyền tác giả xong, anh K được công nhận là tác giả của bài thơ, không ai có quyền sao chép hay tự ý sử dụng tác phẩm của anh mà không xin phép.
– Quyền tác giả có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cá nhân, tổ chức. Nó là sự công nhận của cơ quan Nhà nước với kết quả sáng tạo, sáng tác của người dân; giúp các đối tượng tham gia sáng tác bảo vệ được thành quả sáng tạo của mình. Cụ thể như sau:
+ Mỗi một sản phẩm bất kỳ (dù là sản phẩm tri thức khoa học hay vật liệu, trang thiết bị phục vụ đời tư) đều có sự bắt nguồn từ công tác tìm tòi, sáng tạo của con người. Thậm chí, có những sản phẩm là tâm nguyện của cả đời người, nó là đứa con tinh thần, là điểm tựa, là nỗ lực của người sáng tác. Do vậy, khi một sản phẩm sáng tạo ra đời, chúng cần được công nhận. Sự công nhận ở đây không phải chỉ đơn thuần là sự hiện diện của sản phẩm đó, mà còn là công sức sáng tạo của chủ sở hữu. Cách tốt nhất để các cá nhân nhận được sự công nhận của Nhà nước và mọi người xung quanh là đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
+ Đăng ký quyền tác giả giúp Nhà nước quản lý một cách đầy đủ, khách quan nhất về hoạt động sáng tạo của con người. Xã hội phát triển nhờ sự đổi mới và sáng tạo. Do đó, Nhà nước luôn mong muốn được nhìn nhận một cách toàn diện những nỗ lực sáng tạo của người dân, từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích kịp thời. Hơn hết, đăng ký quyền tác giả là cách thức tốt nhất để cơ quan Nhà nước bảo vệ công sức sáng tạo của người dân, tránh những trường hợp rủi ro phát sinh.
+ Đăng ký quyền tác giả giúp hạn chế đến mức tối đa những trường hợp đánh cắp, sao chép sản phẩm của người khác. Thực tế, có rất nhiều đối tượng thực hiện hành vi đánh cắp ý tưởng của người khác để xây dựng lên sản phẩm của mình, Điều này là không đúng với những quy chuẩn đạo đức xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sáng tác. Hơn hết, nếu không đăng ký quyền tác giả, mà để cho các hành vi vi phạm bản quyền tiếp diễn (do không có căn cứ xử phạt), sẽ gây rối loạn trật tự công cộng; khiến những giá trị sản phẩm được xây dựng lên nhằm phát triển một (hoặc nhiều) các lĩnh vực trong đời sống xã hội bị hạn chế.
1.2. Quyền liên quan:
– Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
– Cũng giống như quyền tác giả, quyền liên quan quyền liên quan bảo vệ thành quả sáng tạo, một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật. đạo đức.
– Về nguyên tắc, từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
– Đối với quyền liên quan này, chủ thể mà cơ quan Nhà nước đứng ra bảo hộ là người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Tức Nhà nước công nhận sáng tạo, biểu diễn tác phẩm của các cá nhân, cơ quan tổ chức.
2. Thời gian bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan bao lâu?
Quyền tác giả, quyền liên quan là những loại quyền cơ bản nhất mà Luật sở hữu trí tuệ đưa ra những nguyên tắc, quy định để điều chỉnh và bảo hộ. Bản chất của việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là sự công nhận về công sức sáng tạo, xây dựng và thể hiện sản phẩm của các cá nhân, tổ chức. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là pháp luật sẽ tiến hành bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong thời gian bao lâu?
2.1. Thời hạn hộ quyền tác giả:
Đối với quyền tác giả: Khi sáng tác ra một tác phẩm bất kỳ, các cá nhân, tổ chức đã tự xác lập cho mình những quyền cơ bản nhất đối với tác phẩm đó. Đó là quyền nhân thân và quyền tài sản. Tức, tác phẩm được sáng tạo ra là dựa vào sự cố gắng, tài năng, trí lực của con người. Vậy nên, khi tác phẩm ra đời, người sáng tác là chủ sở hữu của tác phẩm đó. Nó thêm, một tác phẩm luôn tồn tại đa giá trị. Điển hình là giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Do đó, khi nhìn nhận, xem xét và đánh giá quyền tác giả của một sản phẩm bất kỳ, người ta sẽ nhìn nhận dựa trên hai đặc quyền cơ bản nhất, đó là quyền nhân thân và quyền tài sản.
– Các quyền nhân thân: Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm của mình thể hiện ở chỗ: Nhà nước công nhận cá nhân, tổ chức đó là chủ sở hữu của sản phẩm; yêu cầu mọi người xung quanh phải công nhận và tôn trọng. Đối với sự sáng tạo của mình, tác giả sẽ nhận được sự coi trọng từ mọi người xung quanh. Không ai được có hành vi bêu xấu, xuyên tạc giá trị của sản phẩm, của tác giả. Người sáng tác có quyền quyết định với việc đặt tên tác phẩm của mình, thay đổi tên của tác phẩm,.. Bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm. Một tác phẩm sau khi ra đời, nó sẽ trở thành đứa con tinh thần của người sáng tác. Do đó, quyền nhân thân cơ bản nhất mà các cá nhân, tổ chức được hưởng với tác phẩm của mình là sự trân trọng, tôn trọng và công nhận với những giá trị mà họ tạo lập lên trong tác phẩm của mình.
– Các quyền tài sản: Khi đăng ký quyền tác giả, người sáng tác sẽ được bảo hộ về giá trị vật chất đối với sản phẩm của mình. Theo đó, thời gian bảo hộ quyền tài sản khi đăng ký quyền tác giả được thể hiện cụ thể như sau:
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
+ Đối với tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
2.2. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan:
Thời hạn bảo hộ của quyền liên quan đã được Nhà nước quy định hết sức chặt chẽ và rõ ràng. Theo đó, với từng quyền cụ thể, thời hạn bảo hộ cũng khác nhau:
– Quyền của người biểu diễn có thời hạn 50 tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có thời hạn 50 tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
– Quyền của tổ chức phát sóng có thời hạn 50 tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
Thời hạn bảo hộ về quyền tác giả, quyền liên quan mà Nhà nước đưa ra là sự công nhận của Nhà nước về các giá trị sáng tạo do con người tạo lập lên. Sự tôn trọng này giúp người dân có thêm động lực để sáng tác tác phẩm, phục cho xã hội, cho đất nước, cho đời sống của mọi người dân.