Công ty đang nợ thuế có được phép tạm ngừng kinh doanh không? Lý do doanh nghiệp cần phải tạm ngừng kinh doanh. Quy định về thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo xử phạt như thế nào?
Hiện nay khi có quá nhiều vấn đề như đại dịch, sự hội nhập của nền kinh tế,… khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trinh hoạt động, nhiều doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận, quá trình kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động sẽ lựa chọn tạm ngừng kinh doanh thay vì làm thủ tục giải thể. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Vậy doanh nghiệp đang nợ thuế có tạm ngừng kinh doanh được không?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Công ty đang nợ thuế được phép tạm ngừng kinh doanh không?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 206
Tuy nhiên trên thực tế, thì việc các doanh nghiệp nợ thuế thường sẽ không được phép tạm ngừng kinh doanh cho tới khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế. Doanh nghiệp nên chủ động hoàn thành các nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước.
2. Lý do doanh nghiệp cần phải tạm ngừng kinh doanh:
– Do dịch bệnh phát sinh, nền kinh tế biến động hay khủng hoảng kinh tế làm ảnh hương nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
– Do doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu nhân sự hay địa điểm kinh doanh cần tạm ngừng kinh doanh để thực hiện việc thay đổi đó
– Do quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, công việc kinh doanh của doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận
– Do doanh nghiệp muốn chuyển hướng sang những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới.
Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp khi bước vào hoạt động kinh doanh nhận thấy hiệu quả kinh doanh thấp nên đưa ra giải pháp linh động là tạm ngừng kinh doanh để chuyển đổi phương thức kinh doanh hay tìm biện pháp khắc phục.
3. Quy định về thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:
3.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn\hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
3.2. Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp.
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
– Lý do tạm ngừng.
– Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:
– Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;
– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
– Không thu lệ phí cho thủ tục này.
3.3. Thời hạn tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Đây là điểm mới ưu việt nhất của
3.4. Lưu ý khi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:
– Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
– Về nghĩa vụ thuế năm 2021:
– Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch 2021 (từ 1/1/2021 đến 31/12/2021) không phải nộp thuế môn bài của năm 2021. Trường hợp tạm ngừng không trong năm dương lịch phải nộp thuế môn bài của cả năm 2021 vào trước ngày 31/01/2021.
– Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính của năm 2021 thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2021.
– Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.
– Từ năm 2021 pháp luật doanh nghiệp không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp như trước đây, do đó nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu hoạt động có thể tạm ngừng liên tục, nhưng sau trước khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp phải làm thông báo tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo. Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng không gia hạn thì doanh nghiệp được coi là mặc nhiên hoạt động trở lại, nếu doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế và các nghĩa vụ liên quan sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa mã số doanh nghiệp.
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
– Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong thông báo tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày trước khi bắt đầu hoạt động trở lại.
4. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh, trong văn bản thông báo nêu rõ thời điểm và thời hạn thực hiện tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh căn cứ theo quy định tại
Căn cứ theo quy định tại Điều 32,
+ Doanh nghiệp có thể bị Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn theo quy định với cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
+ Trường hợp văn phòng chi nhanh đại diện cho doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh nhưng không thực hiện việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành.
Như vậy, các doanh nghiệp khi muốn tạm ngừng kinh doanh cần lưu ý thực hiện đúng các thủ tục về thông báo cũng như nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật để tránh phát sinh những hậu quả pháp lý không mong muốn.