Quy định của pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất? Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất?
Trên thực tế, khi có nhu cầu sử dụng vốn thì các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có thể thực hiện vay thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đứng tên mình. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất?
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
Hiện tại, theo quy định của pháp luật việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liên với đát là một quyền cơ bản của người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hay nói các khác là pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được phép thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cũng cần phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện nhất định, cụ thể là những điều kiện theo quy định tại điêu 188
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có thể thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã có những quy định liên quan đến vấn đề về nguyên tắc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Theo đó, việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai . Việc đăng ký thế chấp theo quy định chỉ được văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp bên thế chấp là người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi muốn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất các bên tham gia hợp đồng thế chấp phải tự chịu trách nhiệm đối với các nội dung thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm, nghĩa vụ được bảo đảm, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp hoặc của người khác theo quy định.
Hơn thế nữa, các bên phải thỏa thuận về tài sản bảo đảm khác không phải là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nội dung khác mà các bên được thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, văn phòng đăng ký đất đai khi thực hiện thực hiện đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cần đảm bảo nguyên tắc là đối với tài sản gắn liên với đất mà là tài sản hình thành trong tương lai thì văn phòng đăng ký đất đai phải thực hiện theo nguyên tắc ghi nhận nội dung đăng ký trên cơ sở thông tin được kê khai trong Phiếu yêu cầu. Còn đối với trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thì không được đồng thời đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đó và ngược lại.
Cần lưu ý rằng, khi chủ đầu tư đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà thuộc vào trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai thì trước khi bán nhà ở trong dự án, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký để rút bớt tài sản thế chấp. Còn đối với trường hợp chủ đầu tư thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dụng khác hoặc công trình xây dựng hình thành trong tương lai trong các dự án theo quy định của pháp luật thì trước khi bán công trình xây dựng trong dự án, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký để rút bớt tài sản thế chấp.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
Khi thực hiện thủ tục thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm các giấy tờ, tài liệu như:
– Phiếu yêu cầu đăng ký theo mẫu;
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực;
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở;
–
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền;
– Hợp đồng bảo đảm hoặc
– Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Bước 2: Bạn nộp toàn bộ hồ sơ, giấy tờ như đã nêu ở bước một thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì:
Bạn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh nếu người yêu cầu đăng ký là pháp nhân
Bạn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện nếu người yêu cầu đăng ký là Hộ gia đình, cá nhân
Bạn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của bạn, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đăng ký và viết giấy biên nhận hồ sơ cho bạn.
Sau đó, xác minh, kiểm tra hồ sơ nếu trường hợp hồ sơ của bạn không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có quyền từ chối đăng ký , nêu rõ lý do từ chối hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của bạn bị thiếu các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luât. Còn nếu trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
Việc trả kết quả sẽ theo giấy hẹn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã ghi cho bạn từ khi hồ sơ hợp lệ. Thông thường kết quả sẽ được trả tại đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. Lúc này bạn sẽ được nhận lại Phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp hồ sơ có Giấy chứng nhận.
Về thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thông thường là trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cán bộ nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ đối với trường hợp phải xác minh, kiểm tra lại.
Về phí đăng ký biện pháp bảo đảm: Theo quy định của pháp luật là 80.000 đồng/hồ sơ. Đối với Hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng; Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh theo quy định sẽ được miễn, không thu phí.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy rằng pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được phép thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi đáp ứng đủ các điều kiện và nguyên tắc nhất định. Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định tai Văn phòng đăng ký đất đai.