Người nhiễm HIV/AIDS được hiểu như thế nào? Người bị nhiễm HIV/AIDS có được đăng ký kết hôn không? Những lưu ý khi người nhiễm HIV/AIDS khi đăng ký kết hôn?
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành kết hôn là sự kiện pháp lý quan trọng ghi nhận tình trạng hôn nhân của nam, nữ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trước khi kết hôn phát hiện bản thân có bệnh lý như nhiễm HIV/AIDS,… dẫn đến suy sụp sức khỏe, tinh thần. Vậy, người bị nhiễm HIV/AIDS có được đăng ký kết hôn không?
Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013;
–
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Người nhiễm HIV/AIDS được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định:
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
HIV hiện nay là loại bệnh nguy hiểm đây được coi căn bệnh thế kỷ XX. Khi bị nhiễm HIV người bệnh bị virus tấn công và hệ miễn dịch dần dần suy giảm. Bệnh lây lan qua nhiều con đường khác nhau và nhanh chóng trở thành mối lo ngại đối với toàn xã hội.
Bệnh HIV thuộc loại bệnh mãn tính, người bệnh phải sống chung với HIV trong suốt cả đời, thời gian sống của người mắc HIV thường kéo dài trong khoảng 10 – 15 năm sau đó tình trạng sức khỏe của họ trở nên xấu đi khi đã bước sang giai đoạn bị AIDS.
Nhiễm virus HIV chỉ xảy ra khi có một hoặc nhiều chất dịch trên của người bệnh xâm nhập vào trong máu của bạn có thể xảy ra thông qua chỗ da bị vỡ hoặc lớp lót trong miệng, hậu môn, dương vật hoặc âm đạo. Thông thường, nhiễm HIV có thể do những lý do sau:
– Sử dụng chung bơm, kim tiêm và các dụng cụ tiêm thuốc khác;
– Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh;
– Có thể bị nhiễm HIV từ việc truyền máu của người bị nhiễm bệnh.
– Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con trước hoặc trong khi chúng được sinh ra hoặc khi cho con bú;
2. Người bị nhiễm HIV/AIDS có được đăng ký kết hôn không?
Căn cứ theo Điều 36 Hiến pháp năm 2014 quy định: Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Căn cứ theo Điều 8
– Đối với Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Bên cạnh đó, về nguyên tắc của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) thì không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) cũng ghi nhận các quyền của người bị nhiễm HIV tại Điều 4 như sau:
– Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
– Học văn hoá, học nghề, làm việc;
– Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
– Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.
Như vậy, hiện nay theo quy định pháp luật Việt Nam,người bị nhiễm HIV/AIDS không thuộc các trường hợp cấm kết hôn tại Việt Nam, khi người nhiễm HIV/AIDS đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam thì họ có quyền đăng ký kết hôn như mọi công dân khác.
Do đó, để tiến thành đăng ký kết hôn, người nhiễm HIV/AIDS cần tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
–
–
– Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của hai bên nam,nữ (bản chính);
– Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ (bản chính).
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ sau:
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
;– Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
– Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;
– Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
– Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của hai bên nam, nữ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo Điều 37 của Luật Hộ tịch năm 2014 thì:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
– Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết, trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì Cơ quan nhà nước sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
3. Những lưu ý khi người nhiễm HIV/AIDS khi đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người nhiễm HIV/AIDS khi đăng ký kết hôn. Cụ thể:
Một là, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết về tình trạng của mình. Nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện mà Luật Hôn nhân và gia đình do đó người bị nhiễm HIV cần cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm bệnh của bản thân cho người yêu hay người vợ, chồng của mình biết. Trường hợp, biết bản thân bị nhiễm HIV/AIDS mà có hành vi giấu diếm vợ/chồng tương lai của mình có thể vi phạm điều cấm của Luật.
Hai là, Chuẩn bị các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS như: dùng bao cao su trong quan hệ tình dục, tránh tiếp xúc đường máu, điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV), thuốc ARV được sử dụng và có kết quả trong hạn chế lây nhiễm HIV giữa vợ chồng và từ bố mẹ sang con.