Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập với xu thế toàn cầu hóa. Một trong những nhân tố đưa kinh tế Việt Nam đi lên là các công ty, doanh nghiệp thương mại. Vậy công ty thương mại là gì? Các loại doanh nghiệp thương mại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về công ty thương mại:
1.1. Khái niệm công ty thương mại:
– Theo quy định của
– Theo căn cứ khoản 6 Điều 4
Như vậy, công ty thương mại hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh các hoạt động có liên quan đến sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau vì mục đích thương mại.
1.2. Đặc điểm của công ty thương mại:
Công ty thương mại là tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại. Về cơ bản, nó gồm những đặc điểm sau đây:
– Công ty thương mại có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thương mại. Về nguyên tắc, hoạt động thương mại được triển khai, tiến hành nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động thương mại bao gồm nhiều hình thái khác nhau, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Công ty thương mại là một tổ chức độc lập, có phân công lao động rõ ràng, được quản lý bằng một bộ máy chính thức, có thể thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Hay nói cách khác, công ty thương mại là một tổ chức hoạt động thương mại một cách độc lập, không bị ràng buộc bởi các tổ chức hay cá nhân riêng biệt nào khác.
– Công ty thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa. Việc kinh doanh sản xuất hàng hóa của công ty thương mại giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa. Nó thực hiện nhiệm vụ chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đồng thời, quy trình chuyển giao này sẽ dưới ra quy củ dưới sự giám sát, quản lý của bộ máy vận hành của công ty thương mại. Đây được xem là hoạt động cơ bản nhất của công ty thương mại, bởi nó mang đến lợi nhuận cho công ty, quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và quy định phương thức hoạt động kinh doanh.
– Công ty thương mại thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Công ty thương mại có chức năng tham gia nâng cao chất lượng trong quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Quá trình sản xuất gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Các khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất. Và công ty thương mại trở thành nhân tố khách quan để điều chỉnh các mối quan hệ này. Công ty thương mại còn có nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại với nhau. Bởi chỉ có như vậy thì mới có thể tạo nên một dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao trong tất cả các khâu. Từ đó tạo nên một mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả cao trong công việc cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh này. Từ đó, giúp việc sản xuất, lưu thông hàng hóa được dễ dàng, thuận tiện và hợp lý hơn.
2. Các loại doanh nghiệp thương mại:
– Doanh nghiệp thương mại là loại hình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hình hàng hóa và hình thức hoạt động để đảm bảo các hoạt động động kinh doanh và phát triển.
– Doanh nghiệp thương mại gồm các loại hình cụ thể sau đây:
Doanh nghiệp thương mại chuyên môn hóa kinh doanh:
Đây là loại doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể. Loại hình doanh nghiệp này chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực, mặt hàng hàng hóa nhất định. Do chỉ tập trung vào một mặt hàng nhất định nên các doanh nghiệp này đầu tư sâu về cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra chất lượng thành phẩm hiệu quả. Điều này giúp tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thúc đẩy, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thương mại. Song, nhược điểm của loại hình này, là khi chỉ tập trung kinh doanh một loại hình hàng hóa, sẽ dễ rơi vào sự tụt hậu, khó nắm bắt được xu hướng của thị trường.
Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh tổng hợp:
Doanh nghiệp tổng hợp là loại hình doanh nghiệp thương mại kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng và tính chất khác nhau. Đặc điểm chính của loại hình doanh nghiệp này chính là không cố định loại hàng hóa. Trong các thời điểm khác nhau, doanh nghiệp có thể phân phối và cung ứng ra thị trường các mặt hàng khác nhau. Điều này tạo nên tính linh hoạt vô cùng lớn, giúp doanh nghiệp thích ứng được với nhu cầu sử dụng của thị trường. điều này giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, kinh doanh nhiều loại hình hàng hóa, sẽ yêu cầu doanh nghiệp đó phải đào tạo đội ngũ nhân viên theo chuyên môn của từng loại hình. Chi phí và thời gian đào tạo nhân viên khá tốn kém là nhược điểm lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh đa dạng hóa:
Doanh nghiệp đa dạng hóa là hình thức mở rộng hơn của doanh nghiệp tổng hợp. Tức là, ngoài việc kinh doanh nhiều mặt hàng, loại doanh nghiệp này có thể bao gồm cả sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại. Loại hình doanh nghiệp này mang tính chất năng động, thực hiện nhiều khâu trong quá trình từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa. Lợi nhuận thu được ở loại hình doanh nghiệp này là rất lớn.
Doanh nghiệp thương mại 100% vốn nhà nước:
Đây là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư hoàn toàn đến từ Nhà nước. Các doanh nghiệp này được thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Nhà nước sẽ cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc quản lý tài sản cũng như bù đắp hay hưởng lợi nhuận dựa trên mức vốn được cấp. Với loại hình doanh nghiệp này, nguồn vốn hỗ trợ do Nhà nước cấp. Song, hoạt động của công ty bị chi phối, quản lý bởi Nhà nước. Điều này tạo nên sự gò bó, thiếu linh hoạt trong quá trình kinh doanh.
Doanh nghiệp thương mại do các cá nhân, tổ chức khác thành lập:
Đây là loại hình doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức tự xây dựng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thương mại của công ty. Ở mô hình này, cá nhân sẽ tự bỏ vốn kinh doanh mà không có bất kỳ sự trợ giúp từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Loại hình doanh nghiệp này độc lập, tự do trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, khi xảy ra rủi ro, sẽ phải tự chịu trách nhiệm mà không có sự liên đới hỗ trợ của tổ chức khác. Đặc biệt, doanh nghiệp thương mại do tư nhân thành lập không có tư cách pháp nhân.
Có thể thấy, doanh nghiệp thương mại có rất nhiều loại hình. Điều này thể hiện sự phong phú, đa dạng trong quá trình vận hành và phát triển của tổng thể nền doanh nghiệp nói chung. Điều này giúp đẩy mạnh quá trình thúc đẩy phát triển của nền kinh tế nói riêng và sự đi lên nói chung của đất nước Việt Nam.
3. Vai trò của doanh nghiệp thương mại:
– Doanh nghiệp thương mại có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và đời sống của người dân nói chung. Doanh nghiệp thương mại được xem là chủ thể tạo lập nên nền kinh tế hàng hóa. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cung cầu hàng hóa, mà còn được xem là bước tiến lớn, để đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế chung của thế giới. Doanh nghiệp thương mại được xem là bộ phận trung gian, có vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, nó giúp cân đối sự phát triển của nền kinh tế, là đòn bẩy để tạo động lực thúc đẩy của các loại hình thương mại nhằm mang lại lợi nhuận cao.
– Doanh nghiệp thương mại hoạt động với mục đích lớn nhất là thu về lợi nhuận. Vì vậy, sự vận hành, phát triển của các doanh nghiệp thương mại không ngừng thúc đẩy sản xuất, mở rộng kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây được xem là yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung, góp phần tăng tích lũy xã hội, giúp lưu thông hàng hóa đến mọi nơi trong xã hội, hoàn thành tốt việc thông qua hoạt động kinh doanh của mình để phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu từ đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân. Doanh nghiệp thương mại giúp việc cung ứng hàng hóa dịch vụ trở nên dễ dàng, phục vụ đời sống của người dân một cách tốt nhất. Nhu cầu sống của người dân được đảm bảo cung ứng, sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật doanh nghiệp năm 2020.