Thu hồi đất là gì? Khi nào nhà nước được ra quyết định thu hồi đất? UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp nào?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước thu hồi đất không đúng thẩm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người đang sử dụng đất. Để hiểu rõ thêm về cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Thu hồi đất là gì?
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất, cho thuê đất và có quyền thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện.
Khoản 11 Điều 4
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
2. Khi nào Nhà nước được ra quyết định thu hồi đất?
Luật đất đai 2013 quy định rõ các trường hợp được thu hồi đất theo 4 nhóm lý do cụ thể như sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013)
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng (Điều 62 Luật Đất đai 2013)
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Lưu ý: Việc thu hồi đất trong các trường hợp trên phải dựa vào các căn cứ sau đây:
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với những trường hợp thu hồi đất.
– Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của UBND cấp xã nơi thường trú của người thừa kế đã chết.
– Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất
– Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất
– Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
3. UBND xã có thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013, về cơ bản, thẩm quyền thu hồi đất là thống nhất với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho hệ thống cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ vào đối tượng sử dụng đất, cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền về thu hồi đất trong bất kì trường hợp nào. Tuy nhiên, mặc dù không có thẩm quyền thu hồi đất nhưng Ủy ban nhân dân cấp Xã vẫn có thẩm quyền ra quyết định cho thuê đất đối với phần đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn ( đất 5% sử dụng vào mục đích công ích) quy định tại khoản 3 điều 59 luật đất đai.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi đất:
Thu hồi đất gồm nhiều bước được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Điều 67, Điều 68 và Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng gồm những bước sau:
Bước 1:
Mục đích của việc
– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
+ Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
– Thời gian thông báo thu hồi đất
+ Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp
+ Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.
Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo những quy định sau đây:
+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 3: Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ra quyết định thu hồi đất
Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật đất đai 2013
– Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai 2013
Bước 4: Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (Nếu có)
Cưỡng chế thu hồi đất là một biện pháp hành chính mang tính cứng rắn được áp dụng với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay không. Đây cũng không phải là điều mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mong muốn phải thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau và trong những trường hợp cần thiết Nhà nước vẫn phải thực thi việc cưỡng chế đối với người có đất bị thu hồi. Nhưng để quyết định cưỡng chế đó không rơi vào tình trạng lạm quyền, độc quyền của một số bộ phận cán bộ có thẩm quyền, để quyền lợi của người dân không bị xâm hại thì việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ được đặt ra trong một số trường hợp nhất định, khi có đủ cơ sở căn cứ thực hiện. Những điều này được quy định rõ trong Khoản 2 Điều 70 Luật Đất đai 2013.