Khái quát về hộ kinh doanh và địa điểm kinh doanh? Hộ kinh doanh được mở nhiều địa điểm kinh doanh không?
Các hộ kinh doanh sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các hộ kinh doanh có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh tại một địa điểm nào đó mà địa điểm đó sẽ phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt nam hiện hành liên quan đến nội dung này. Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết hộ kinh doanh được mở nhiều địa điểm kinh doanh không? Hộ kinh doanh được mở nhiều địa điểm kinh doanh không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về hộ kinh doanh và địa điểm kinh doanh:
Trên thực tế thì nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì được xác định địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính lúc đăng ký địa điểm kinh doanh. Được đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Hiểu đơn giản, địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện các giao dịch mua bán tại nhiều tỉnh, thành khác nhau nhằm: Giảm chi phí vận chuyển, tăng doanh thu hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng…
Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân của công ty và không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Hộ kinh doanh được xác định không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh bao gồm: Đối tượng đăng ký, tính chất…
– Đối tượng
– Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên
– Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Hộ kinh doanh được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải có 01 nơi kinh doanh là trụ sở chính của hộ kinh doanh, ở những địa điểm kinh doanh khác hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường nơi những địa điểm kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
– Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn. Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư và hộ kinh doanh để trả nợ.
Tuy nhiên khác với doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên, trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả những thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh là một gia đình làm chủ thì tất cả thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).
2. Hộ kinh doanh được mở nhiều địa điểm kinh doanh không?
Đối với việc bạn muốn mở cửa hàng để kinh doanh ở bất cứ một lĩnh vực nào mà pháp luật cho phép tại hai địa điểm khác nhau thì trước đây theo quy định tại khoản 1 Điều 66
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định về hộ kinh doanh như sau:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”
Theo đó các cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền
Hiện nay nhiều hộ kinh doanh được thành lập và phát triển, nhiều chủ hộ kinh doanh muốn mở rộng địa điểm kinh doanh bằng phương thức thành lập thêm nhiều địa điểm để hoạt động kinh doanh. Việc mở rộng địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh đã được pháp luật quy định rõ ràng tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại”
Theo quy định trên, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải có 01 nơi kinh doanh là trụ sở chính của hộ kinh doanh, ở những địa điểm kinh doanh khác hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế (chi cục thuế cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cơ quan quản lý thị trường nơi những địa điểm kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
Như vậy, theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau khi đã thông báo cho cơ quan nhà nước: cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường tại nơi địa điểm kinh doanh này hoạt động.
Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh được mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tại các địa phương phát triển, tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 5 Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế:
“h) Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác theo quy định tại Điểm i, k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này được cấp mã số thuế 10 chữ số cho người đại diện hộ gia đình, người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân và cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.”
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng, đối với trường hợp hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở thì các địa điểm đó phải được cấp mã số thuế 13 chữ số.
Để hộ kinh doanh được hoạt động ở các địa điểm khác nhau thì cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
Thành phần hồ sơ
–
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Văn bản ủy quyền kèm theo giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Số lượng hồ sơ : 01 bộ
Nơi nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.