Hợp đồng xác định thời hạn là một loại hợp đồng được ký trong quan hệ lao động. Trong đó, khi hợp đồng hết hạn, các bên có thể thể hiện nhu cầu không ký tiếp hợp đồng. Tuy nhiên, cần báo trước cho bên người lao động hoặc người sử dụng lao động nắm được để đảm bảo quyền lợi. Vậy, mẫu thông báo được người lao động và người sử dụng lao động đưa ra được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm thông báo không tái ký hợp đồng:
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác định theo hợp đồng. Quan hệ này cũng chấm dứt khi
Trong trường hợp hợp đồng sẽ hết hạn, nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động không có nhu cầu gia hạn hợp đồng thì
Do đó, pháp luật xác định trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thông báo không tái ký hợp đồng với người lao động.
Các quy định pháp luật ràng buộc:
Về vấn đề báo trước khi hợp đồng lao động hết hạn được quy định tại Điều 45
Quy định này xác định trách nhiệm thông báo bằng văn bản của doanh nghiệp. Phải có thông tin chính xác, được người lao động tiếp nhận để đảm bảo các quyền lợi khác của họ.
Hiện nay, không có quy định bắt buộc công ty phải thông báo trước cho người lao động bằng văn bản trong thời hạn bao nhiêu ngày. Cũng như không yêu cầu sử dụng thống nhất một mẫu thông báo. Do đó vào ngày hợp đồng hết thời hạn người sử dụng thông báo vẫn được coi là hợp lệ. Cũng như chỉ cần đảm bảo truyền tải nội dung, hình thức cơ bản của thông báo.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Thông báo không ký tiếp hợp đồng khi hợp đồng hết hạn tiếng Anh là Notice not to renew the contract when the contract expires.
3. Mẫu thông báo không tái ký hợp đồng lao động:
3.1. Thông báo của người sử dụng lao động:
CÔNG TY ….. Số: …/202../HC-NS | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
…, ngày …tháng…năm….
THÔNG BÁO
(V/v: Không tái ký hợp đồng lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng)
Kính gửi: Ông/bà:…..
Theo “Hợp đồng lao động” số XXX ngày …tháng….năm… giữa Công ty ABC và ông / bà, hợp đồng giữa hai bên sẽ hết hạn vào ngày …tháng…năm… tới đây.
Căn cứ tình hình hoạt động của công ty, yêu cầu của công việc và nhu cầu sắp xếp lao động, qua tham khảo ý kiến của các bộ phận liên quan, Ban giám đốc công ty quyết định sẽ không tái ký hợp đồng lao động với ông sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động hiện nay.
Căn cứ Khoản 1 Điều 34
Để giúp ông/bà trong việc sắp xếp lại việc làm sau khi kết thúc làm việc tại công ty, công ty quyết định sẽ hỗ trợ cho ông một khoản trợ cấp…
Công ty …… ghi nhận những đóng góp của ông trong thời gian làm việc tại công ty. Chúng tôi chân thành đề nghị ông/bà hãy bắt đầu lên kế hoạch cho những cơ hội nghề nghiệp sắp tới của mình.
Ông vui lòng liên hệ bộ phận Nhân sự của công ty trong vòng … kể từ khi nhận được thông báo này, để được hướng dẫn thủ tục thôi việc. Trong trường hợp ông muốn biết rõ các chi tiết có liên quan hoặc cần giải thích thêm, nhân viên phòng Nhân sự sẽ hỗ trợ.
Công ty chúc ông bà sẽ thuận lợi trong công việc mới và những điều tốt đẹp trong cuộc sống!
Trân trọng.
3.2. Mẫu thông báo của người lao động:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Về việc …. (1)
Kính gửi:………..(2)…
Tên tôi là:………
Địa chỉ:……….
Hiện tôi đang làm việc theo các hợp đồng lao động sau:
STT | Hợp đồng lao động số | Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp | Ngày ký | Loại hợp đồng lao động |
1 | ||||
2 | ||||
3 |
Nay tôi đã …… (1) …. theo hợp đồng lao động:
STT | Hợp đồng lao động số | Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp | Ngày ký (hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động) | Loại hợp đồng lao động |
1 | ||||
2 | ||||
3 |
Tôi thông báo và gửi kèm theo hợp đồng lao động …(1)…. để người sử dụng lao động khác được biết./.
…., ngày …. tháng ….. năm 20…. NGƯỜI THÔNG BÁO (Chữ ký) Họ và tên |
Trên đây là những nội dung liên quan đến mẫu thông báo không tái ký hợp đồng.
4. Phân tích ý nghĩa thông báo:
Trong pháp lý, việc không ký tiếp hợp đồng khi hết hạn được hiểu là không tái ký hợp đồng. Các thông báo được từng bên đưa ra lại mang các ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, các thông báo này thường đến từ phía người sử dụng lao động nhiều hơn. Bởi họ có cân nhắc trong năng lực, trình độ cũng như mức độ phù hợp của người lao động để lựa chọn có ký tiếp hợp đồng hay không.
Một số nguyên nhân doanh nghiệp có thể thuyết phục người lao động như:
Việc không tái ký hợp đồng lao động sau khi hết thời hạn của hợp đồng lao động đã ký trước đó chắc chắn sẽ không phải là tin vui đối với Người lao động. Do đó họ cần nhanh chóng nắm bắt được thông tin, chủ động đảm bảo các quyền lợi của mình. Trong đó, phải kể đến thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp.
Tuy nhiên, hẳn nhiên phải có lý do nào đó thì NSDLĐ mới đi đến quyết định này. Khi mà doanh nghiệp của họ vẫn hoạt động, vẫn cần sử dụng người lao động ở các vị trí công việc khác nhau.
Trên thực tế, đó có thể là những lý do/nguyên nhân sau:
+ Người lao động làm việc không hiệu quả.
+ Ý thức kỷ luật không tốt, không hoà nhập với đồng nghiệp.
+ Sức khoẻ không bảo đảm,….
Đây là các căn cứ để doanh nghiệp chỉ thuê người lao động đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn. Và họ không có nhu cầu tiếp tục sử dụng người lao động làm việc trong doanh nghiệp mình. Họ có thể tìm kiếm người khác làm việc hiệu quả hơn, tăng chất lượng chung của doanh nghiệp.
Những lý do này giúp doanh nghiệp cho rằng (có quyền) nếu NLĐ tiếp tục làm việc sẽ không tốt cho công ty. Họ cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp, tìm kiếm người làm việc chất lượng, hiệu quả nhất.
Đây là quyền, nhu cầu của các bên mà pháp luật không cấm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động (2019), khi HĐLĐ hết hạn, nếu hai bên không tái ký thì HĐLĐ sẽ đương nhiên chấm dứt. Bởi vì các bên đang xác lập hợp đồng lao động có thời hạn. Việc ký hay không ký HĐLĐ mới là quyền, đảm bảo nhu cầu triển khai của cả hai bên. Khi một bên có nhu cầu trong khi bên còn lại không còn nhu cầu thì việc ký tiếp hợp đồng cũng không được thực hiện.
Do vậy, việc phía NSDLĐ quyết định không tái ký HĐLĐ là không vi phạm gì. Họ đã thực hiện xong hợp đồng và thỏa thuận đã ký kết, chấm dứt hiệu lực trước đó. Và luật cũng không quy định phải nêu lý do vì sao không tái ký HĐLĐ.
Ngoài ra, nhu cầu này cũng có thể được đưa ra từ phía người lao động. Nếu họ thấy rằng các quyền lợi không được thỏa thuận lại, không muốn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp vì có định hướng mới phù hợp hơn.
Không quy định cụ thể thông báo trước bao nhiêu ngày:
Liên quan đến việc không tái ký HĐLĐ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 BLLĐ (2019), thì khi chấm dứt HĐLĐ phía NSDLĐ “phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng”. Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp, để thể hiện sự rõ ràng, minh bạch cũng như thể hiện rõ ràng các quan điểm.
Điều luật không quy định cụ thể bao nhiêu ngày trong trường hợp HĐLĐ chấm dứt do hết hạn. Tuy nhiên khi tham khảo tại Điều 36 BLLĐ 2019 (về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thời gian thông báo), tốt nhất NSDLĐ nên thông báo trước ÍT NHẤT 30 ngày cho NLĐ (thuộc trường hợp HĐLĐ xác định thời hạn).
Bởi vì việc này tương đối đồng nhất với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Tức là văn bản Thông báo trên phải được gửi cho NLĐ trước khi HĐLĐ hết hạn ít nhất 30 ngày.
Doanh nghiệp không nên thông báo quá sớm, sẽ gây tâm lý xáo trộn, hoang mang cho NLĐ. Từ đó mà có thể ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng thực hiện công việc. Khi giao thông báo, nhân viên phòng Nhân sự cũng cần phải giải thích, động viên NLĐ. Từ đó giúp họ nhanh chóng tìm kiếm các công việc mới.
Một số hỗ trợ doanh nghiệp có thể dành cho người lao động:
Khi chấm dứt hợp đồng, phải đảm bảo các chế độ, quyền lợi mà NLĐ được hưởng theo quy định. Ngoài ra nếu có thể, phía NSDLĐ nên hỗ trợ thêm NLĐ một khoản tiền. Đó có thể là tiền hỗ trợ, giúp người lao động có tâm thế, thỏa mái thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp trong tương lai.
Căn cứ pháp lý: