Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển rất mạnh và tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Vậy bạn muốn hiểu hơn về công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hãy theo dõi ngay dưới đây các nội dung về công ty 100% vốn nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
1. Công ty 100% vốn nước ngoài là gì?
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dựa theo loại hình Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký đầu tư.
Vốn pháp định của Công ty 100% vốn nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với một số trường hợp đặc biệt, vốn pháp định có thể dưới 20% vốn đầu tư và phải được sự chấp nhận của Sở kế hoạch và Đầu tư.
Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như
Với nhiều thủ tục và quy trình đơn giản hơn cho nhà đầu tư, đặc biệt rút ngắn thời gian cấp phép, điều này thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Đầu tư vào Việt Nam.
2. Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoài?
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một số điểm khác biệt so với doanh nghiệp thông thường, vậy đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì. Có thể thấy một số đặc điểm cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân) cùng đầu tư vốn thành lập. Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức/ cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập dưới dạng công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức cá nhân nước ngoài tự kiểm soát hoạt động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. (Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ có những đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam mà còn có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
3. Ưu điểm và nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoài:
Do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những đặc điểm riêng nên việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
3.1. Ưu điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì?
Thứ nhất, công ty vốn nước ngoài chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ hai, công ty vốn nước ngoài được thành lập và phát triển hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, do đó có thể đem đến nhiều lợi thế về công nghệ và vốn, thu hút được nhiều nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước.
Thứ ba, việc thành lập công ty vốn nước ngoài phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế của mình thông qua các mối quan hệ rộng rãi.
3.2. Nhược điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì?
Ngoài những ưu điểm nổi bật, có thể thấy công ty 100% vốn nước ngoài cũng tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, công ty vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Chưa kể sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể đem đến sự bất đồng trong nội bộ các nhà đầu tư.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước. Điều này thể hiện ở hai điểm:
+ Tỷ lệ góp vốn có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệt
+ Phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, với hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.
4. Quy trình thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài:
Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tùy thuộc và loại dự án, quy mô mà nhà đầu tư phải đăng ký xin quyết định, chủ trương đầu tư với cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Thẩm quyền quyết định thuộc về một trong các cơ quan bao gồm: Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, UBND cấp tỉnh.
Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thành phần như sau gửi tới cơ quan đăng ký đầu tư:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân ( CMND, CCCD, Hộ chiếu) của nhà đầu tư cá nhân, giấy tờ chứng nhận thành lập hay tài liệu tương đương xác nhận tư cách của nhà đầu tư là tổ chức;
+ Đề xuất dự án đầu tư đồm đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;
+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (tùy từng trường hợp cụ thể);
+ Giải trình về sử dụng công nghệ với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ như sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 02/TT-BKHĐT;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên;
+ Bản sao các giấy tờ:
1/ Giấy tờ chứng minh nhân thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu, giấy tờ hợp pháp khác) của thành viên là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
2/ Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương của thành viên là tổ chức và văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện.
3/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Một số giấy tờ khác trong trường hợp cụ thể.
Lưu ý: Một số giấy tờ trong hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định trên, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Bước 3: Thực hiện một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
Để đảm bảo công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ổn định, hợp pháp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý đến các thủ tục như:
– Công bố thông tin doanh nghiệp, làm dấu, đăng ký chữ ký số, kê khai thuế;
– Giấy phép con: giấy phép trong trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện cần đáp ứng, Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa khi đưa ra thị trường,…
– Thủ tục về sở hữu trí tuệ: bảo hộ cho tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,…