Nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH không? Cách tính mức hưởng BHXH một lần như thế nào?
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển thì [nhu cầu về khám chữa bệnh của người dân cũng sẽ tăng lên rất nhiều, theo đó bảo hiểm y tế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Một số câu hỏi được đặt ra đó là việc người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH không?
Theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ngày 14/4/2017 quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Người lao động nghỉ việc hưởng
Như vậy, theo quy định trên với câu hỏi nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không sẽ tùy vào các sẽ có các trường hợp như sau:
Trường hợp đầu tiên đối với người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo quy định.
Bên cạnh đó thì dựa theo quy định tại khoản 1 điều 113
Trường hợp thứ hai đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế những người lao động vẫn được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật đề ra.
Trường hợp tiếp theo cũng rất được nhiều người quan tâm đó là người lao động nghỉ việc hưởng
Trường hợp cuối cùng, khi người lao động nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT; thời gian này không được tính để hưởng BHYT đối với người lao động. Đối với trường hợp nghỉ việc từ 14 ngày trở lên mà không được hưởng lương thì người lao động không phải tham gia bảo hiểm y tế.
2. Cách tính mức hưởng BHXH một lần như thế nào?
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác (chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách tính mức hưởng BHXH một lần như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. (trừ những người bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng).”
Ví dụ:
Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2016. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 8/2016. Tháng 9/2017, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì công nhân A sẽ nhận được tổng số tiền bao nhiêu?
Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:
– Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 1.200.000đ
– Từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014, mức lương đóng BHXH là: 1.445.000đ
– Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
– Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015: Nghỉ không lương, không đóng BHXH
– Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
– Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016: mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
– Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016, mức lương đóng BHXH là: 2.515.000đ
Cách tính: Theo quy định của pháp luật quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 2013, 2014, 2015, 2016 tương ứng là 1,08; 1,03; 1,03; 1,00. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của công nhân A được tính như sau:
– Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng):
1.200.000 x 12 x 1,08 = 15.552.000 đồng.
– Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2014 (9 tháng):
1.445.000 x 9 x 1,03 = 13.395.150 đồng
– Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 (3 tháng):
2.140.000 x 3 x 1,03 = 6.612.600 đồng
– Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (6 tháng):
2.140.000 x 6 x 1,03 = 13.225.200 đồng
– Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (02 tháng):
2.140.000 x 2 x 1.00 = 4.280.000 đồng
– Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016 ( 5 tháng):
2.515.000 x 5 x 1.00 = 12.575.000 đồng
Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 6 + 2 + 5 = 37 tháng.
Tổng mức lương đóng BHXH của công nhân A là:
15.552.000 + 13.395.150 + 6.612.600 + 13.225.200 + 4.280.000 + 12.575.000 = 65.639.950 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là:
65.639.950/37 = 1.774.052 đồng
Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 01 năm.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là:
1.774.052 x 1 x 1,5 = 2.661.078 đồng
Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm 01 tháng.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là:
1.774.052 x 2,5 x 2 = 8.870.260 đồng
Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần công nhân A được hưởng là:
2.661.078 + 8.870.260 = 11.531.338 đồng
Theo Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:
Mức điều chỉnh | Năm |
5,1 | Trước năm 1995 |
4,33 | 1995 |
4,09 | 1996 |
3,96 | 1997 |
3,68 | 1998 |
3,53 | 1999 |
3,58 | 2000 |
3,59 | 2001 |
3,46 | 2002 |
3,35 | 2003 |
3,11 | 2004 |
2,87 | 2005 |
2,67 | 2006 |
2,47 | 2007 |
2,01 | 2008 |
1,88 | 2009 |
1,72 | 2010 |
1,45 | 2011 |
1,33 | 2012 |
1,25 | 2013 |
1,2 | 2014 |
1,19 | 2015 |
1,16 | 2016 |
1,12 | 2017 |
1,08 | 2018 |
1,05 | 2019 |
1,02 | 2020 |
1 | 2021 |
1 | 2022 |
Lưu ý:
Mức hưởng BHXH một lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Ví dụ:
Ông A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2017 đến tháng 04/2019 như sau:
Từ tháng 10/2017 – 12/2017: Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.
Từ tháng 01/2018 – 03/2019: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.
Tháng 04/2019: Mức lương 5.500.000 đồng/tháng.
Tổng thời gian tham gia BHXH của ông A là 01 năm 07 tháng (làm tròn 02 năm). Thời điểm đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 01 lần từ tháng 05/2020. Nếu năm 2022, ông A làm thủ tục hưởng BHXH 01 lần thì sẽ được nhận:
Mức lương bình quân = {(3 x 4.500.000 x 1,12) + (12 x 5.000.000 x 1,08) + (3 x 5.000.000 x 1,05) + (1 x 5.500.000 x 1,05)} : 19 = 5.339.211 đồng
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = 2 x 5.339.211 x 2 = 21.356.844 đồng.
Trên đây là chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần. Người lao động có thể căn cứ vào thời gian đóng cũng như mức lương đóng BHXH của mình để tính chính xác số tiền BHXH 1 lần được nhận
Như vậy ta thấy rằng nếu xét theo phương thức BHXH, BHYT, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ.
Do vậy, hoạt động BHXH, BHYT, một mặt, đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị – xã hội bền vững.
Tóm lại là việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm….
Bảo hiểm xã hội, BHYT đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng – hưởng, có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT thì người đó mới được hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do người lao động đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH không” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.