So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại? Mục đích phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là gì?
Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai chế tài thường xuyên được nhắc tới và được áp dụng kho một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận, nếu chúng ta nhìn cơ bản về hai hình thức này thì có rất nhiều điểm giống nhau, bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt cụ thể.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Mục đích phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là gì?
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại”.
Căn cứ theo quy định về phạt vi phạm đã được định nghĩa này ta thấy về phạt vi phạm của cả 2 luật là giống nhau, đều chỉ một khoản tiền mà bên vi phạm nghĩa vụ trả cho bên kia nếu cả 2 bên có thoả thuận điều này.
Phạt vi phạm:
+ Xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ giữa các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai bên chủ thể.
+ Là trách nhiệm pháp lý nhằm ngăn ngừa các vi phạm hợp có thể xảy ra trong hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại:
+ Xuất phát từ yêu cầu bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm.
+ Mục đích chính là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm.
– Căn cứ áp dụng:
Phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận.
Còn bồi thương thiệt hại phát sinh khi có đủ 3 yếu tố cụ thể đó là phải có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế và các hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Nói cách khác giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả.
Mức áp dụng:
Theo Bộ luật dân sự 2015quy định về:
“Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.
Bên cạnh đó trong luật thương mại 2005 có quy định:
“Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”
Hay theo quy định trong
“Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”
Theo đó ta thấy được về bồi thường thì các giá trị bồi thường thiệt hại sẽ có các giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
2. So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại :
2.1. Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại:
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại về cơ bản có một số điểm tương đồng sau:
– Áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực
– Là trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng;
– Phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng;
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.
2.2. Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại:
Phạt vi phạm hợp đồng và bồ thường là hai khái niệm khác nhau nhưng cả hai chế tài này đều được áp dụng trong hợp đồng thương mại theo đó nên cũng có không ít người nhầm lẫn phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại là một chế tài. Để phân biệt cần dựa vào các tiêu chí cụ thể thể hiện như bảng dưới đây:
Tiêu chí | Phạt vi phạm | Bồi thường thiệt hại |
Căn cứ | Điều 300 Luật Thương mại 2005 | Điều 302 Luật Thương mại 2005 |
Khái niệm | Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận Bên bị vi phạm chỉ được phạt bên vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng | Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm Được bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có thỏa thuận |
Mục đích | – Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng; – Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng. | – Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm; – Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. |
Căn cứ áp dụng chế tài | Do thỏa thuận trong hợp đồng | Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ 3 yếu tố: – Có hành vi vi phạm hợp đồng; – Có thiệt hại thực tế; – Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Nói cách khác giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả) |
Mức áp dụng chế tài | Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm | Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm => Theo giá trị thiệt hại thực tế + lợi nhuận trực tiếp (nếu không có hành vi vi phạm) |
Nghĩa vụ của các bên | Thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản phạt vi phạm | Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ: – Chứng minh tổn thất; – Hạn chế tổn thất. |
Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại | – Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; – Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. |
Tóm lại căn cứ từ những nội dung đã đưa ra từ bảng trên ta thấy rằng nếu xét về mặt khái niệm, phạt vi phạm chỉ một khoản tiền mà bên vi phạm nghĩa vụ phải trả cho bên kia.
Theo đó đối với các khoản tiền này không liên quan gì đến tổn thất mà bên kia phải chịu. Còn bồi thường thiệt hại chỉ việc bồi đắp những tổn thất mà bên vi phạm nghĩa vụ phải làm và nếu xét về nguyên tắc, phải có thiệt hại mới phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Còn với phạt vi phạm, không có thiệt hại thì vẫn phát sinh nghĩa vụ trả tiền.
– Về mặt mục đích của hai chế tài này thì cũng có điểm rất khác biệt đó là phạt vi phạm được đặt ra để răn đe bên kia cố gắng tuân thủ hợp đồng. Còn bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu.
– Về căn cứ xác định trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi hội tụ đủ 4 yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng, lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nếu các bên thỏa thuận khác.
– Trách nhiệm phạt vi phạm phát sinh chỉ cần 2 yếu tố cụ thể đó là nếu như có hành vi vi phạm hợp đồng và lỗi. Thực tế, đôi khi một bên có lỗi và hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có thiệt hại xảy ra. Lúc này sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, còn trách nhiệm trả tiền phạt vi phạm sẽ phát sinh nếu 2 bên có thỏa thuận về điều này.
Cũng có những điểm đặc biệt cần chú ý đó là chỉ khi có thỏa thuận về phạt vi phạm thì mới phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm. Còn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì dù trong hợp đồng, 2 bên không thỏa thuận về điều này thì khi hội tụ đủ 4 yếu tố trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn xảy ra. Tất nhiên là pháp luật vẫn dành cho các bên được quyền thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.