Trong nhiều trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông có thể thỏa thuận cách giải quyết. Biên bản thỏa thuận được sử dụng là phương tiện ghi chép quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng các bên cam kết với nhau.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là gì?
Bồi thường tai nạn giao thông là nghĩa vụ của bên gây tai nạn. Đây là bên có lỗi, làm ảnh hưởng, gây ra thiệt hại và không thuộc trường hợp khác theo quy định pháp luật. Như vậy, các bên có thể tiến hành thỏa thuận nội dung, phương thức và mức bồi thường.
Thỏa thuận là gì?
Thỏa thuận được hiểu là việc các bên trao đổi, bàn bạc với nhau đi đến thống nhất giải quyết vấn đề. Ở đây là thống nhất trao các quyền lợi, xác định nghĩa vụ tương ứng cho từng chủ thể.
Trên thực tế có thể thấy rằng số vụ tai nạn giao thông vô cùng lớn, thiệt hại thực tế là có xảy ra. Thông thường sẽ có một bên có lỗi gây ra thiệt hại cho các bên khác, thiệt hại có thể là thiệt hại về người hoặc vật chất. Do đó mà các thỏa thuận cũng khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Để tránh được những tranh chấp, mất hòa khí dẫn đến việc phải có cơ quan có thẩm quyết tiến hành giải quyết thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương án bồi thường thiệt hại. Đây là cách thức đi đến tiếng nói chung nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cũng như các bên được tự do bày tỏ quan điểm, thuyết phục đối phương.
Biên bản được lập khi xảy ra sự việc va chạm, tai nạn giao thông trong đó có xảy ra thiệt hại. Đây không phải các tai nạn nghiêm trọng cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Các bên hoàn toàn có thể thương lượng để khắc phục, giải quyết tổn thất. Bên bồi thường và bên nhận bồi thường thỏa thuận mức bổi thường bằng tiền hoặc hiện vật. Cũng như xác định cách thức, thời gian, phương thức liên quan. Xác lập như một cam kết thực hiện trong nghĩa vụ nếu không muốn cơ quan chức năng vào cuộc.
Mục đích lập biên bản:
Biên bản xác nhận nội dung vi phạm giữa các bên. Qua đó xác lập quyền và nghĩa vụ tương ứng cho từng chủ thể liên quan ký trong biên bản. Bên bồi thường đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường tiền/ vật cho bên nhận bồi thường. Do đó mà việc bồi thường tai nạn đã được các bên giải quyết thỏa đáng, êm đẹp. Không phát sinh hay ràng buộc thêm quyền và nghĩa vụ sau khi thực hiện bồi thường.
Các nội dung được ghi nhận tại Biên bản thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông xác nhận bên nhận bồi thường tương ứng với tổn thất gặp phải. Do đó, ngoài khoản tiền này sẽ không yêu cầu bên kia phải bồi thường thêm một khoản phí nào khác. Các bên có thể tiến hành giải quyết nhanh chóng, không lật lại để làm ảnh hưởng khác đến bên đã thực hiện nghĩa vụ.
Biên bản xác nhận bên bồi thường đã bồi thường thiệt hại cho bên nhận bồi thường,… Cũng như các bên đã giải quyết xong vấn đề gặp phải.
2. Mẫu biên bản thỏa thuận mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông)
Hôm nay, ngày…..tháng…..năm……
Tại địa chỉ………
Chúng tôi gồm có:
BÊN BỒI THƯỜNG (BÊN A):
Họ và tên: ….…..
Ngày sinh: …….
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu: …………
Cấp ngày: …/…/… tại: ………
Hộ khẩu thường trú:…………
Chỗ ở hiện tại: ………
BÊN NHẬN BỒI THƯỜNG(Bên B):
Họ và tên: ……..
Ngày sinh: ……….
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ………
Cấp ngày: …/…/… tại: …………
Hộ khẩu thường trú:………
Chỗ ở hiện tại: …………
Nội dung sự việc:
Ngày… tháng … năm …., Bên A và bên B tham gia giao thông trên đoạn đường quốc lộ 1A chạy qua… xảy ra va chạm giữa hai bên, không may bên A gây ra thiệt hại cho bên B, cụ thể là sau va chạm thì bên B có bị thương nhẹ ở chân và xe của bên B bị hỏng phần đầu…
Sau khi vụ việc xảy ra thì gia đình bên A đã thăm hỏi, bồi thường, khắc phục hậu quả đối với bên B.
Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, hai bên thống nhất các điều khoản sau:
Điều 1: Giá trị bồi thường
Sau khi tính toán các chị phí hợp lý, 2 bên thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại như sau:
…….. (Ghi chi tiết các khoản bồi thường)
(Bằng chữ ……..)
Điều 2. Thời gian thực hiện bồi thường.
Bên A sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình kể từ ngày lập biên bản đến ngày… Bằng hình thức đưa khoản tiền trực tiếp nêu ở khoản 1 cho bên B.
Điều 3. Cam kết của các bên
Bên A cam kết hoàn toàn tự nguyện chi trả số tiền như trên cho Bên B, và số tiền chi trả cho Bên B là tài sản hợp pháp của Bên A.
Bên B cam kết đã nhận đủ số tiền bồi thường tổn thất vật chất, tinh thần của Bên A là …… và cam kết không không thắc mắc, khiếu kiện trách nhiệm Bên A ra cơ quan pháp luật.
Điều 4. Điều khoản chung
1. Bản thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
2. Bản thỏa thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Cách viết biên bản thỏa thuận bồi thường:
Thông thường, biên bản thể hiện ý nghĩa xác nhận cam kết được thực hiện. Do đó, nội dung biên bản đảm bảo quyền và lợi ích, nghĩa vụ tương ứng cho các bên liên quan. Hình thức biên bản phải đảm bảo yêu cầu, bên cạnh các nội dung cơ bản cần triển khai. Khi đó, mới có ý nghĩa ràng buộc và đảm bảo hiệu quả giải quyết dân sự.
Để đáp ứng sự đầy đủ và hợp lý thì biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông thường có các nội dung sau đây:
+ Phần đầu:
Quốc hiệu tiêu ngữ. Đây là phần hình thức không thể thiếu của các văn bản có giá trị pháp lý. Trong biên bản được xác lập có hiệu lực thực hiện cam kết giữa các bên, cần tuân thủ các điều kiện về hình thức.
+ Tên biên bản là: “Biên bản thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông”. Hoặc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông)
Qua đó giúp các chủ thể xác định cách thức soạn văn bản. Cũng như trình bày, sắp xếp và triển khai các nội dung liên quan đến bồi thường thiệt hại. Trong các bên chủ thể, có bên gây ra tai nạn dẫn đến thiệt hại. Bên còn lại cần được bù đắp các thiệt hại đó bằng giá trị vật chất, lợi ích cụ thể. Biên bản xác định cho nội dung triển khai quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở phần dưới.
+ Phần tiếp theo sẽ ghi ngày tháng, địa điểm. Cung cấp các thông tin liên quan xác định để lập biên bản bồi thường tai nạn giao thông, cũng như các bên có mặt. Các thông tin này mang đến không gian, thời gian thực tế.
Phần nội dung của biên bản:
+ Thông tin về bên bồi thường và bên được bồi thường. Đây là các bên trực tiếp liên quan trong quan hệ ràng buộc. Thể hiện bằng việc xác lập quyền, nghĩa vụ tương ứng. Biên bản cũng xác nhận về nghĩa vụ đã được hoàn thành và các bên đã tự dàn xếp, giải quyết vụ việc ổn thỏa.
Nhìn chung các thông tin này gồm có tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại,… Hoặc cụ thể hơn về nơi làm việc, các thông tin liên hệ khác. Từ đó ràng buộc các bên trong xác định nhân thân.
+ Nội dung sự việc dẫn đến việc bồi thường: Trình bày đầy đủ sự việc. Nêu tình hình, diễn biến và thiệt hại đo lường được. Qua đó mới tính toán bằng các giá trị tổn thất thực tế các bên cần thỏa thuận bù đắp.
+ Phần nội dung thỏa thuận:
Phần này ghi rõ các nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Trong đó, quan trọng phải giải quyết được về vấn đề bồi thường thiệt hại. Các bên đồng ý bồi thường bằng tiền hay bằng hiện vật, số tiền bồi thường là bao nhiêu. Hoặc nếu bồi thường bằng hiện vật thì hiện vật gì.
Phương thức bồi thường theo từng giai đoạn hay bồi thường một lần. Thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường. Qua đó đặt ra các yêu cầu, cam kết cũng như tính chất ràng buộc cho các bên trong nội dung biên bản.
Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của các bên về việc thực hiện bồi thường thiệt hại.
+ Cuối văn bản các bên ký và ghi rõ họ tên. Chữ ký xác nhận trong nội dung được triển khai trong biên bản. Đồng thời ràng buộc các bên với quyền lợi tương ứng, nghĩa vụ thực hiện cam kết trong biên bản. Trong đó, việc tuân thủ giúp đảm bảo giải quyết nhanh chóng bồi thường thiệt hại. Cũng như các bên có thể thống nhất, thỏa thuận cho quyền và lợi ích tốt nhất.