Khái quát về nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên? Rừng tự nhiên có tên trong tiếng Anh là gì? Thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên? Thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Quản lý đóng, mở cửa rừng tự nhiên được coi là một cách tiếp cận nhằm tối ưu hóa nhiều chức năng rừng ở quy mô không gian nhỏ. Ở đây chúng tôi xem xét các nguyên tắc chính của cách tiếp cận này, thảo luận về giá trị và hạn chế của chúng và phân tích mức độ chúng so sánh với các nguyên tắc được thể hiện trong khoa học phức tạp. Các nguyên tắc chính của quản lý đóng, mở cửa rừng tự nhiên được xem xét ở đây bao gồm việc sử dụng các loài cây thích nghi với địa điểm, phát triển rừng hỗn loài và rừng già không đồng đều, đa dạng về cấu trúc, tránh chặt phá, tập trung vào sự ổn định lâm phần, dựa vào các quá trình tự nhiên và chú trọng phát triển từng cây riêng lẻ. Vậy thẩm quyền, thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được pháp luật Lâm nghiệp Việt Nam quy định như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Lâm nghiệp năm 2017;
– Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Trước khi đi xâu vào tìm hiểu nội dung liên quan đến thẩm quyền, trình tự thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên theo như quy định của pháp luật Việt nam thì trước hết tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc một số khái niệm liên quan đến nội dung này.
Đầu tiên, theo như quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017 có đưa ra quy định về khái niệm rừng là: “3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.”
Tiếp theo đó, dựa trên Điều 2 luật này tác giả cũng gửi tới quý bạn đọc về định nghĩa của rừng tự nhiên được ghi nhận trong khoản 6 đó là: “6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung”.
Như vậy có thể thấy rằng, rừng là một hệ sinh thái tự nhiên và tùy thuộc vào nguồn gốc và công dụng của rừng mà Luật lại chia rừng ra thành nhiều loại khác nhau. Như trong tự nhiên, hệ sinh thái được hình thành từ tự nhiên thì được gọi là rừng tự nhiên. Hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên phát triển, dân số ngày càng tăng, nhu cầu canh tác, xây dựng điện, đường, trường, trạm, các khu công nghiệp, nhà máy,… ngày càng nhiều dẫn điến diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp.
Bởi vì diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nên Luật Lâm nghiệp Năm 2017 có quy định về việc đóng mở cửa rừng tự nhiên. Tuy nhiên, việc đóng, mở của rừng tự nhiên cũng cần phải thực hiện dựa trên các nguyên tắc công khai minh bạch. Đồng thời với việc đóng, mở của rừng tự nhiên cũng cần phải bảo đảm việc quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Không những thế mà việc đóng, mở rừng tự nhiên cũng cần phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan để đảm bảo được việc giữ rừng những cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sông phụ thuộc vào rừng tự nhiên. Nguyên tắc đóng, mở rừng tự nhiên được quy định rất cụ thể và chi tiết tại Điều 29 Luật Lâm nghiệp năm 2017.
2. Rừng tự nhiên có tên trong tiếng Anh là gì?
Rừng tự nhiên có tên trong tiếng Anh là: “Natural forest”.
3. Thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Bởi vì nước ta chiếm phần lớn diện tích là rừng núi nê việc quản lý và đưa vào sử dụng các loại rừng cũng phải được cân nhắc và quản lý thật chặt chẽ. Tránh các tình trạng khai thác trái phép các tài nguyên thiên nhiên của rừng gây kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiên nay, diện tích rừng tự nhiên nước ta đã bị thu hẹp nên việc đưa ra các quyết định đóng, mở rừng tự nhiên phù hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên, thẩm quyền đóng, mở rừng tự nhiên không phải cơ quan nào cũng được phép thực hiện, mà phải tuân theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp có quy định về thẩm quyền đóng, mở rừng tự nhiên. Do đó, theo như quy định tại Điều 31 Luật Lâm nghiệp và Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền đóng, mở của rừng tự nhiên bao gồm:
“1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.”
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc quyết định đóng, mở của rừng này sẽ do Thủ Tướng Chính phủ ra quyết định. Đối với rựng tự nhiên có diện tích ở mỗi địa phương riêng biệt thì sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên. Việc quy định phân bổ thẩm quyền sẽ giúp cho việc đưa ra quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đucợ nhanh chóng và chính xác nhân đối với tình trạng rừng tự nhiên ở nước ta.
4. Thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Đối với việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thì các cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc việc đưa ra quyết định dựa trên nội dung cơ bản của đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp. Theo như quy định này, thì để đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thì cần xác định tính cấp thiết việt hoạt động này đối với tình trạng hiện tại của rừng tự nhiên.
Đồng thời, cơ quan có thầm quyền cần phải thực hiện việc đánh giá thực trạng và hiện trạng của rừng trước khi đưa ra quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên. Việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên có gây ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn hay không thì thông qua việc đáng giá thực trạng về các vấn đề này từ đó nắm được và đưa ra phương hướng chính xác. Đối với hoạt đống đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc và tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật.
Sau đó thì cần phải thực hiện việc xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên theo như quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 33 Luật này. Trong hoạt động ra quyết định đonga hoặc mở cửa rừng tự nhiên thì cũng cần phải cân nhắc và đưa ra nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng sao cho phù hợp với thực tế.
Như tác giả đã nêu ra ở mục 3 ở trên thì thẩm quyền ra quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên sẽ do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Chính vì thuộc thẩm quyền của các chủ thể thuộc các cấp khác nhau. Cho nên trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên cũng khác nhau đối với các thẩm quyền khác nhau.
Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp thì trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này;
Bước 3: Trả kết quả và công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo như quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp thì trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
Bước 3: Trả kết quả và công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên trên địa bàn.
Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nhu vậy có thể thấy răng, để ra quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên thì cần phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp về thẩm quyền và thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên.