Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định của một số các quốc gia trên thế giới: Hòa kỳ, Trung Quốc? Nhận xét sơ bộ về các quy định này?
Mục lục bài viết
1. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại theo pháp luật Hoa Kỳ:
Tại Hoa Kỳ, Chính phủ cho rằng sẽ theo đuổi bất kỳ vụ việc nào mà mình muốn bởi vì quan điểm pháp luật tại Hoa Kỳ cho rằng bất kỳ tội phạm nào đều có hại cho xã hội, bất kể người bị ảnh hưởng trực tiếp là ai. Điều này thể hiện rất rõ ở tên gọi các vụ án hình sự luôn luôn được thể hiện dưới dạng: tên bị cáo VS. The State (VD: John Brown vs. The State).
Nếu cảnh sát nghi ngờ một tội phạm đã xảy ra, họ sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, bao gồm bắt tạm giữ, tạm giam nghi phạm, dù cho bị hại yêu cầu không điều tra về vụ án, tội phạm. Sau khi kết thúc điều tra, cảnh sát sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến tội phạm đến cơ quan công tố quận. Công tố viên của cơ quan công tố quận là người có toàn quyền quyết định có truy tố vụ án hay không. Công tố viên có thể xem xét đến ý chí của bị hại trong việc đưa ra quyết định cuối cùng có theo đuổi vụ việc hay không. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng hoàn toàn là quyết định của công tố viên.
Trong thực tế, công tố viên có thể yêu cầu bị hại làm nhân chứng tại Tòa để buộc tội bị cáo dù cho ý chí của bị hại là không mong muốn. Ở tiểu bang Florida, bị hại nếu từ chối xuất hiện tại tòa để làm chứng khi được
Như vậy, có thể thấy, khác hoàn toàn với quy định pháp luật của Việt Nam, quy định pháp luật tại Hoa Kỳ hoàn toàn không có quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại. Trong nhiều trường hợp, mặc dù trái với ý chí của mình, bị hại thậm chí có thể bị ép phải làm chứng để chống lại bị cáo.
2. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại theo pháp luật Trung Quốc:
“Ở Trung Quốc, pháp luật hình sự cho phép một hình thức gọi là “tư tố” song song với “công tố”. Tư tố nghĩa là vụ án do người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại tự truy tố bị cáo, yêu cầu
– Các vụ án chỉ có thể xử lý dựa trên cơ sở có tố cáo. Tức là những vụ về tội làm nhục, xúc phạm người khác, tội dùng vũ lực can thiệp vào tự do hôn nhân của người khác, tội ngược đãi thành viên trong gia đình, tội chiếm đoạt tài sản. Các vụ án ít nghiêm trọng mà người bị hại có chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án. – Các vụ án mà người bị hại có chứng cứ chứng minh rằng bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật vì hành vi của bị cáo xâm phạm đến các quyền nhân thân hoặc tài sản của bị hại, trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền lại không truy cứu trách nhiệm hình sự của bị cáo.”
Những người có quyền đưa những vụ án nêu trên ra “tư tố” bao gồm: – Người bị hại. – Người đại diện hợp pháp của người bị hại, bao gồm có bố mẹ, người giám hộ của người bị hại. Vì bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại trong tình hình đặc biệt, luật tố tụng hình sự Trung Quốc quy định người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền đưa ra tư tố. – Họ hàng gần của người bị hại bao gồm: vợ, chồng, con, anh chị em ruột.
Người tiến hành tư tố có thể gửi đơn kiện, hoặc dùng lời nói (do nhân viên tòa án ghi chép lại) để cáo trạng người thực hiện tội phạm. Tòa án sau đấy tiến hành giải quyết vụ án theo luật định dựa vào tài liệu, chứng cứ mà bị hại cung cấp. Trong nhiều trường hợp, Tòa án có thể tiến hành hòa giải, hoặc hai bên bị hại và bị cáo tự tiến hành hòa giải để bị hại rút đơn khởi kiện.
Giống với Việt Nam, luật hình sự Trung Quốc có những quy định nhất định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại tuy có khác về tội danh do sự khác biệt về văn hóa, xã hội của mỗi nước. Bị hại thậm chí còn có quyền truy tố người thực hiện tội phạm. Tuy nhiên khác với Việt Nam, luật hình sự Trung Quốc chưa thừa nhận cơ quan, tổ chức là bị hại, mà mới chỉ thừa nhận cá nhân là bị hại.
3. Nhận xét:
Qua những phân tích tại hai phần trên, ta thấy rằng trong khi pháp luật | hình sự Hoa Kỳ chỉ công nhận quyền công tố của Nhà nước, thì pháp luật hình sự Trung Quốc lại thừa nhận quyền tự tố, và trao rất nhiều quyền cho các cá nhân. Do đặc điểm là hai đất nước láng giềng, có nhiều điểm chung về hệ thống chính trị nên có quan điểm cho rằng những quy định về khởi tố vụ án hình sự đã làm cho pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng nghiêng về mô hình tư tố, làm giảm và mất quyền công tố của Nhà nước.
Cần phải khẳng định rằng, mô hình tố tụng hình sự Việt Nam là mô hình công tố. Bởi lẽ, mặc dù pháp luật trao cho bị hại quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong các vụ án khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại, nhưng quyền này không phải là quyền tư tố, không hề mâu thuẫn với quyền “công tố” của Nhà nước. Bởi lẽ, bị hại chỉ có quyền yêu cầu, các cơ quan tiến hành tố tụng sau đó vẫn phải tiến hành các hoạt động điều tra xem việc yêu cầu của bị hại là có căn cứ hay không? Có tội phạm xảy ra hay không? Nếu xác định có tội phạm thì mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Sau khi khởi tố vụ án hình sự, việc điều tra, truy tố, xét xử được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện như đối với các vụ án khác. khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại là một chế định có các trường hợp ngoại lệ mà trong đó cho phép bị hại thực hiện quyền yêu cầu của mình, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị ảnh hưởng do quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó thể hiện tính nhân văn, dân chủ của hệ thống pháp luật Việt Nam
Như vậy, các quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại của pháp luật Việt Nam là hợp lý, góp phần bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong một số trường hợp, nhưng không làm mất đi sự nghiêm minh, tính răn đe của pháp luật, không làm thay đổi bản chất, tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam