Đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp? Phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp? Nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp?
Mục lục bài viết
1. Về đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp:
Với những quy định của
quyết định và hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng tư pháp. Việc xác định đúng đối tượng kiểm sát hoạt động tư pháp để phát hiện, kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của các quyết định và hành vi đó có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện được mục đích của công tác kiểm sát và thực hiện có hiệu quả các quyền năng pháp lý của VKSND, hướng tới mục tiêu bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Về phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp:
Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp được xác định ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 4).
Bên cạnh đó, các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật được phân chia thành những lĩnh vực khác nhau, gắn với từng giai đoạn tố tụng và từng lĩnh vực khác nhau trong hoạt động tư pháp và được gọi là các công tác kiểm sát. Với mỗi công tác kiểm sát có đối tượng, phạm vi, nội dung (nhiệm vụ, quyền hạn) riêng, nhưng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và cùng hướng đến mục đích chung của kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật ….
3. Nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp:
Trên cơ sở đối tượng, phạm vi, mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp, nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp được xác lập theo các giai đoạn tố tụng và lĩnh vực cụ thể khác nhau trong hoạt động tư pháp, đó chính là các công tác kiểm sát cụ thể trong phạm vi hoạt động tư pháp.
Theo khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức VKSND năm 2014, nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm 09 công tác cụ thể: (1) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; (2) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự; (3) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố; (4) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự; (5) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; (6) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; (7) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; (8) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; (9) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
Với 09 công tác kiểm sát nêu trên có thể chia thành 02 nhóm: Nhóm 1 – Kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và nhóm 2 – Kiểm sát hoạt động tư pháp ngoài lĩnh vực hình sự. Với nhóm 1 – trong lĩnh vực hình sự, phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp được bắt đầu từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Cơ sở của xác định thời điểm bắt đầu kiểm sát hoạt động tư pháp là khi quyền công tố được phát động. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự sẽ chấm dứt khi kết thúc các hoạt động tố tụng và mục đích các hoạt động tố tụng đạt được. Nội dung của 05 khâu công tác kiểm sát trong lĩnh vực hình sự này chính là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các quyết định và hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đến giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Điều đáng chú ý là nội dung của 05 khâu công tác kiểm sát này luôn gắn chặt với nội dung của chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố. Thông qua việc kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự, một mặt để phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của chủ thể này, mặt khác, là tiền đề quan trọng để VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự. Với nhóm 2, kiểm sát hoạt động tư pháp trong các lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án dân sự – hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tương trợ tư pháp.
Nội dung của 04 khâu công tác kiểm sát này tập trung vào việc kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong hoạt động tư pháp ngoài lĩnh vực hình sự, như kiểm sát các bản án, quyết định của
Qua công tác kiểm sát này, nếu phát hiện vi phạm pháp luật, VKSND phải kịp thời kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục vi phạm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.