Định giá rừng mang đến các lợi ích nhận được với giá trị rừng thực tế. Gắn với chất lượng được phản ánh qua giá trị. Từ đó đảm bảo trong các nhu cầu trong chuyển giao các tài sản trong hoạt động của người quản lý. Hoạt động trồng rừng cũng thể hiện hiệu quả qua chất lượng thực tế.
Mục lục bài viết
1. Định giá rừng là gì?
Nội dung này được quy định trong quy định tại Điều 90. Định giá rừng Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Định giá rừng bao gồm các hoạt động liên quan được thực hiện của các chủ thể. Xác định các giá trị có thể tạo ra gắn với rừng đang là đối tượng. Nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của rừng. Từ đó thể hiện với tính chất tham gia vào các hoạt động hoặc giao dịch của các chủ thể. Cũng như khai thác rừng cho các công tác phát triển kinh tế.
Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:
– Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá. Gắn với các giá trị xác định trên thị trường mang lại hiệu quả phản ánh giá trị phù hợp nhất.
– Phù hợp với từng loại rừng. Gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng. Qua đó thực hiện trong khai thác và tìm kiếm lợi ích tương ứng được bảo đảm.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học. Trong giá trị định giá trong giá trị thực tế. Cũng như trách nhiệm của chủ thể định giá. Bên cạnh quyền lợi đối với chủ sở hữu rừng. Trong đó, các giá trị chất lượng như tài sản họ có.
Hoạt động của chủ thể quản lý nhà nước:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
– Quy định phương pháp định giá rừng. Mang đến thống nhất đối với phương pháp áp dụng. Đảm bảo tuân thủ hiệu quả đối với hoạt động định giá được thực hiện.
– Khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân. Khung giá với các xác định hạn mức. Từ đó tạo cơ sở áp dụng thực tế. Giúp giá trị được xác định hiệu quả nhất trên thực tế phản ánh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý. Gắn với địa giới tỉnh để hiệu quả trong quản lý. Cũng như gắn với các phản ánh phù hợp cho lợi ích đảm bảo.
2. Định giá rừng tiếng Anh là gì?
Định giá rừng tiếng Anh là Forest valuation.
3. Các trường hợp định giá rừng:
Các trường hợp được liệt kê trong nội dung tại Điều 91. Trường hợp định giá rừng Luật Lâm nghiệp năm 2017.
– Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng. Khi mang đến quản lý, sử dụng và khai thác cho các chủ thể khác. Và nhà nước được nhận các chi phí khi cho thuê. Tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Là các nghĩa vụ của bên thuê rừng phải thực hiện.
– Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng. Chấm dứt quản lý và khai thác đối với các chủ thể khác. Xác định giá trị vốn góp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước. Phải định giá để thanh toán các lợi ích hợp lý cho chủ thể liên quan.
– Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng. Ảnh hưởng và làm mất đi với chất lượng rừng đang có. Thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng. Do con người làm ra và phải bồi thường cho các vi phạm gây ra. Do các quyền lợi của chủ thể khác bị xâm phạm. Xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng. Có thể là xâm phạm đến nhà nước trong tính chất rừng được nhà nước quản lý. Hoặc với các chủ thể trực tiếp quản lý khác.
– Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng. Trong tính chất quản lý nhà nước và các quyền lợi chủ sở hữu nhận được. Phải gắn với thực hiện hiệu quả các nghĩa vụ tương ứng.
– Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phương pháp định giá rừng?
Các phương pháp xác định gắn với tính chất rừng. Theo các quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT.
4.1. Định giá rừng tự nhiên:
Được hiểu là rừng trong tính chất quản lý nhà nước. Tự nhiên là các phát triển gắn với điều kiện tự nhiên. Và không có tác động của con người trong nuôi trồng. Quy định trong Điều 11. Định giá rừng tự nhiên. Gắn với các trường hợp khác nhau thể hiện như sau:
Trường hợp cho thuê rừng:
– Giá khởi điểm được tính bằng tiền trong thời gian cho thuê rừng. Khi đó, định giá với diện tích hecta rừng (đồng/ha).
– Giá khởi điểm cho thuê rừng được tính như sau:
GTtn = Gsd /(a+r)^t
Trong đó:
GTtn là giá khởi điểm cho thuê rừng tự nhiên (đồng/ha).
Gsd là giá quyền sử dụng rừng tính trong 01 năm (đồng/ha).
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm (từ 1 đến n năm).
– Xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
– Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng. Được tính bằng giá quyền sử dụng rừng và được xác định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Gắn với ý nghĩa trong sử dụng thực tế trong nhu cầu có thể được triển khai. Và nhà nước bù đắp cho các giá trị đang được chủ thể quản lý xây dựng. Họ có thể nhận được lợi ích trong giao dịch tìm kiếm giá trị kinh tế.
– Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước. Được tính bằng giá cây đứng (đồng/ha). Xác định theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Đảm bảo đồng nhất với các hoạt động thay đổi trong tính chất quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
BTtn = Gtn * Dtn * Ktn
Trong đó:
Gtn là giá rừng tự nhiên. Xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
BTtn là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên.
Dtn là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên.
Ktn là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng. Có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
– Được tính trên giá quyền sử dụng rừng. Gắn với các ý nghĩa xác định hiệu quả trong giá trị.
– Thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Đảm bảo đồng bộ giữa các nội dung liên quan trong quản lý nhà nước.
4.2. Định giá rừng trồng:
Được hiểu là rừng trong tính chất sử dụng, quản lý và khai thác lợi ích. Các phát triển gắn với nuôi trồng và tác động của con người. Tìm kiếm cách thức tác động mang đến chất lượng rừng tốt nhất với các giá trị thể hiện. Quy định trong Điều 12. Định giá rừng trồng. Gắn với các trường hợp khác nhau thể hiện như sau:
Trường hợp cho thuê rừng:
– Giá cho thuê rừng (GTrt) là giá khởi điểm trong thời gian cho thuê rừng. Được tính bằng tiền (đồng/ha).
– Công thức tính như sau:
GTrt = TNrt x t
Trong đó:
TNrt là thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê (đồng/ha). Xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm.
– Xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
– Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng. Được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê. Khi thu hồi, các giá trị đang xây dựng với rừng chưa thu về được lợi ích mong muốn. Xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Được tính bằng giá rừng trồng (Grt). Khi quyết định lấy lại rừng đang giao cho chủ thể khác quản lý và khai thác lợi ích.
– Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước. Bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) được xác định theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và thu nhập dự kiến (TNrt) xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Phản ánh với các giá trị có thể thu về nếu khai thác rừng trong thực tế. Định giá giúp thực hiện các bồi thường đối với chủ thể đang xây dựng giá trị cho rừng.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
BTrt = Grt x Drt x Krt
Trong đó:
BTrt là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;
Grt là giá rừng trồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;
Krt là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.
Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
– Giá được tính trên cơ sở xác định mức thu nhập dự kiến (TNrt).
– Xác định theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Lâm nghiệp năm 2017.
– Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.