Tôi làm giấy khai sinh cho con mang theo họ mẹ hoặc họ bố có được không? Và có ảnh hưởng gì đến thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2010. Tính đến thời điểm sống ly thân chúng tôi đã chung sống được 5 năm, không có con và do cuộc sống 2 vợ chồng không hạnh phúc nên chúng tôi đã ly thân hơn 1 năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết xong thủ tục ly hôn do 2 người sống xa nhau, bây giờ tôi có con với người khác. Vậy xin cho tôi hỏi nếu tôi làm giấy khai sinh cho con mang theo họ mẹ hoặc họ bố có được không? và có ảnh hưởng gì đến thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý quản lý hộ tịch thì quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
Vì hai vợ chồng bạn vẫn chưa ly hôn nên con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của hai bạn. Việc lựa chọn họ cho con do hai vợ chồng thỏa thuận. Vì vậy, muốn lấy họ mẹ cho cho con bạn, cần phải có sự đồng ý của người cha của bé.
>>> Luật sư
Về điều kiện được hưởng
“Điều 28. Điều kiện hưởng
chế độ thai sản 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Như vậy, trường hợp của bạn nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điều 28 nêu trên thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.