Trường hợp xét tuyển công chức không qua thi tuyển? Đặc cách trong xét tuyển viên chức? Chồng là sĩ quan quân đội thì có được ưu tiên xét tuyển công chức không? Những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về tuyển dụng công chức và quy định về xét tuyển công chức theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về cán bộ công chức khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Công chức tại Việt Nam thì đầu tiên phải thuộc công dân Việt Nam, công chức có thể là bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào chức vụ, chức danh hay ngạch trong các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, ngoài ra còn trong đơn vị, cơ quan của quân đội nhân dân, tuy nhiên không phải là quân nhân chuyên nghiệp hay là sĩ quan, công nhân quốc phòng, nếu trong đơn vị Công an thì không phải là hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan, trong đơn vị sự nghiệp công lập, công chức sẽ hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thuộc trong biên chế nhà nước, trừ trong đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ được hưởng lương từ quỹ lương của chính đơn vị này.
Để vào công chức tại Viêt Nam thì có hai hình thức đó là thi tuyển công chức hoăc thông qua xét tuyển công chức, mỗi hình thức có điều kiện, hình thức tuyển dụng khác nhau khác nhau và pháp luật có quy đinh như thế nào về vấn đề này thì sau đây luật Dương Gia xin đưa ra một số quy định phap luật có liên quan như sau:
Thứ nhất: Tuyển dụng công chức.
+) Căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng công chức:
Khi thực hiện việc tuyển dụng công chức thì cơ quan, đơn vị, tổ chức đó phải có căn cứ là do nhu cầu về nhiệm vụ của đơn vị, vị trí việc làm đang cần bổ sung để đáp ứng được nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và phải có chỉ tiêu về biên chế đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị có nu cầu về tuyển dụng công chức phải mô tả vị trí công việc, xác đinh vị trí nào cần bỏ sung công chức để đảm nhiệm thực hiện nhiệm vụ và tiến hành báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền quản lý về công chức xem xét, cũng như phê duyệt để từ đó làm căn cứ tực hiện việc tuyển dụng công chức.
Mỗi năm cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng công chức phải xây dựng được kế hoạch thực hiện việc tuyển dụng công chức và tiến hành báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, kiểm tra, phê duyệt để thực hiện việc tuyển dụng dựa trên kết quả phê duyệt của cơ quan quản lý công chức.
+) Điều kiện để đăng ký dự tuyển:
Khi cá nhân muốn được dự tuyển công chức phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định và không được phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ hay thành phần xã hội:
– Đầu tiên chủ thể đó phải có năng lực hành vi đầy đủ, đủ mười tám tuổi trở lên và khi muốn dự tuyển thì phải có đơn xin dự tuyển công chức, ngoài ra lý lịch phải rõ ràng, xác định được. Đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hay chưa được xóa án tích, cũng như đang bị xử lý hành chính theo quy đinh của pháp luật đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh.
– Bên cạnh những điều kiện đó thì người dự tuyển phải có văn bằng hay chứng chỉ phù hợp với vị trí tuyển dụng cũng như yêu cầu của đơn vị, tổ chức, cơ quan, có tư cách đạo đức tốt và phẩm chất chính trị đáp ứng được luôn tuân theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
– Ngoài ra phải có sức khỏe để đảm bảo cho thực hiệm nhiệm vụ, công việc, vị trí tuyển dụng, cũng như chủ thể dự tuyển cũng phải đáp ứng được yêu cầu của vị trí tuyển dụng mà cơ quan, đơn vị, tổ chức đặt ra nhằm đáp ứng được nhiệm vụ.
Hiện nay việc thực hiện tuyển dụng công chức sẽ không được phân biệt loại hình đào tạo miễn phù hợp với vị cần tuyển dụng, không phân biệt chứng chỉ, văn bằng của trường công lập hay trường ngoài công lập mà có giá trị như nhau cơ quan, đơn vị, tổ chức tuyển dụng công chức phải lập báo cáo và gửi lên cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phê duyệt trước khi thực hiện việc tuyển dụng công chức.
Tuy nhiên trong tuyển dụng công chức vẫn có những ưu tiên khi đáp ứng các điều kiện theo quy đinh như sau:
Sẽ được cộng thêm bảy phẩy năm điểm vào kết quả thi tại vòng thứ hai nếu chủ thể dự tuyển là anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hoặc là người được hưởng chính sách như thương binh, thương binh và thuộc loại B.
Ngoài ra con bệnh binh, liệt sĩ hay là người dân tộc thiểu số được nhà nước công nhận, sĩ quan công an, quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, con của người hoạt động kháng chiến nhưng bị nhiễm chất độc da cam, con anh hùng lao động hoặc lực lượng vũ trang, ngoài ra con của người hoạt động kháng chiến tham gia cách mạng trước ngày tổng khởi nghĩa năm 1945, người hoàn thành nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong các lực lượng công an nhân dân, nghĩa vụ quân sự, đội viên tri thức trẻ tham gia phát triển miền núi, nông thôn từ hai năm trở lên thì khi tham gia dự tuyển sẽ được cộng thêm hai phẩy năm điểm vào kết quả mà chủ thể thi vòng hai.
+) Tổ chức tuyển dụng phải có Hội đồng tuyển dụng công chức:
Trong Hội đồng tuyển dụng sẽ có năm hoặc bảy thành viên, trong đó người đứng đầu hay có thể là cấp phó cơ quan, đơn vị tổ chức tuyển dụng sẽ là chủ tịch Hội đồng thành viên, người có chức năng đứng đầu tham mưu về công tác cán bộ sẽ là Phó chủ tịch Hội đồng thành viên. Ngoài ra trong Hội đồng tuyển dụng phải có Ủy viên kiêm thư ký đó là cán bộ của bộ phận tạm mưu về công tác cán bộ cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức và một số ủy viên khác.
Nguyên tắc của Hội đồng tuyển dụng sẽ thực hiện theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số khi đa số tán thành tức 2/3 thành viên tán thành sẽ sẽ quyết định theo sự tán thành đó. Ngoài ra Hội đồng tuyển dụng còn có các chức năng thành lập ban coi thi, ra đề thi, cũng như ban phách, ban thực hiện việc chấm thi, phúc khảo bài thi , thành lập Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức phỏng vấn lần thứ hai, ngoài ra còn thành lập ban giúp việc đối với thi tuyển.
Trường hợp xét tuyển thì Hội đồng tuyển dụng còn có chức năng thành lập Ban kiểm phiếu dự tuyển, sát hạch phỏng vấn lần thứ hai.
Bên cạnh đó khi tổ chức thi thì Hội đồng tuyển dụng còn có chức năng thu phí dự tuyển của chủ thể tham gia dự tuyển, chấm điểm phỏng vấn cũng như chấm điểm thi tuyển, kiểm tra phiếu dự tuyển.
Sau khi tổ chức chấm thi xong thì chậm nhất trong vòng mười ngày làm việc Hội đồng tuyển dụng có trac nhiệm phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tuyển dụng về kết quả tuyển dụng để ra quyết đinh công nhân kết quả tuyển dụng đó. Ngoài ra nếu có khiếu nại hay tố cáo trong quá trình tuyển dụng công chức thì Hội đồng tuyển dụng có thẩm quyền để giải quyết.
+) Trình tự tuyển dụng công chức: Đầu tiên sẽ thông báo về việc thực hiện tuyển dụng công chức, số lượng, vị trí, điều kiện tuyển dụng cũng như tiến hành nhận hồ sơ của các ứng viên tham gia tuyển dụng. Sau đó sẽ tiến hành tổ chức tuyển dụng theo quy đinh, cũng như quy chế tuyển dụng. Sau khi có kết quả sẽ thông báo kết quả tuyển dụng cho các ứng viên tham gia dự tuyển, cuối cùng là ra quyết định tuyển dụng và nhận công việc vào vị trí tuyển dụng đối với ứng viên trúng tuyên.
Thư hai: Xét tuyển công chức.
Nội dung được xem xét để thực hiện xét tuyển công chức đó là xét trên kết quả học tập của người có mong muốn dự tuyển, ngoài ra còn phỏng vấn trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của người dự tuyển xem có phù hợp với yêu cầu vị trí tuyển dụng.
Xét tuyển sẽ được thự hiện qua hai vòng: Vòng một, thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn của người dư tuyển, có đủ điều kiện cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn đưa ra với vị trí cần ứng tuyển, nếu phù hợp sẽ được tham gia xét tuyển vòng hai. Khi kết thúc vòng một thì chậm nhất là năm ngày làm việc người đứng đầu cơ quan tuyển dụng phải thực hện thông báo kết quả vòng một và triệu tập thí sinh được vào vòng hai. Chậm nhất mười lăm ngày sau khi thông báo triệu tập thí sinh tham dự tuyển vòng hai phải tiến hành phỏng vấn vòng hai.
Vòng hai được thực hiện phỏng vấn trong thời gian ba mươi phút, tiến hành phỏng vấn về trình độ chuyên môn của ngườ dự tuyên, kiến thức, năng lực với vị trí dự tuyển, điểm được tính theo thang điểm một trăm và đối với kết quả này sẽ không thực hiện phúc khảo
+) Xác đinh người trúng tuyển trong đợt xét tuyển cần phải đáp ứng được năm mươi điểm phỏng vấn vòng hai, năm mươi điểm xét điểm học tập, điểm tốt nghiệp và sẽ lấy kết quả từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng tuyển dụng, nếu có những kết quả xét tuyển như nhau thì người nào có điểm học tập cao hơn thì sẽ được chọn là người trúng tuyển, điểm học tập như nhau sẽ xét đến điểm tốt nghiệp nếu cả hai vẫn như nhau thì ngườ có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định người trúng tuyển, nếu đợt xét tuyển mà người dự tuyển không đạt theo tiêu chuẩn đưa ra sẽ không được bảo lưu kết quả đã được xét tuyển cho lần sau.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp xét tuyển công chức không qua thi tuyển
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi luật sư trường hợp sau: hiện tôi đang là quân nhân chuyên nghiệp, tôi muốn chuyển công chức, tôi có bắt buộc phải thi tuyển không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều kiện xem xét tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, được hướng dẫn cụ thể tại điểm b, khoản 1, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV như sau:
Người có kinh nghiệm công tác được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
– Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); Trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c, khoản 2 Điều này.
Tại điểm c, khoản 2, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định: Các trường hợp sau đây, có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có thời gian công tác liên tục (không kể thời gian tập sự, thử việc) từ đủ 60 tháng trở lên và trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Luật sư
– Những người đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước;
– Viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước ngày 1/7/2003;
– Những người đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước;
– Những người là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu.
Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định bạn là quân nhân chuyên nghiệp thì khi xét chuyển công chức bạn sẽ được xem xét để xét tuyển, không qua thi tuyển.
2. Đặc cách trong xét tuyển viên chức
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có một vài thắc mắc, mong nhận được sự tư vấn của luật sư.Tôi muốn hỏi xét tuyển viên chức có đặc cách gì không? Trường hợp nào thì xét đặc cách viên chức? Thi sát hạch là gì?Tôi làm kế toán bên thuế được 3 năm khi chuyển sang làm kế toán bên trường học 1 năm vậy tôi có được đặc cách không? Tôi công tác được 3 khi có bằng trung cấp, giờ tôi tốt nghiệp đại học thì có được nộp bằng đại học để xét tuyển đặc cách không? Hội đồng tuyển dụng có được quyền thay đổi chỉ tiêu xét tuyển khi đã thu hồ sơ không? Khi thay đổi không công khai theo quy định có đúng quy định không? Cách tính điểm của xét đặc cách viên chức như thế nào?Có tính kết quả học tập không? Nếu tính kết quả học tập thì theo văn bản nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trường hợp của bạn có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề đề tuyển dụng viên chức, sau đây xin giải đáp từng thắc mắc của bạn
Thứ nhất: Xét tuyển đặc cách
Theo quy định tại Điều 23 của Luật Viên chức 2010, có 2 phương thức tuyển dụng viên chức: Xét tuyển và thi tuyển
Theo đó, với phương thức xét tuyển chỉ được đặc cách trong trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 15/2012/TT-BNV, căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:
– Người có kinh nghiệm công tác hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
– Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này.
– Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
Như vậy nếu đủ điều kiện thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được đơn vị tuyển dụng xem xét hồ sơ để xét tuyển đặc cách. Trường hợp của bạn làm kế toán bên thuế được 3 năm khi chuyển sang làm kế toán bên trường học nếu bạn đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí cần tuyển dụng của trường học thì người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách. Tiếp đến, bạn có bằng đại học phải là loại giỏi thì bạn nên nộp để xem xét xét tuyển đặc cách.
Thứ hai: Có được thay đổi chi tiêu tuyển dụng khi đã thu hồ sơ? Khi thay đổi không công khai theo quy định có đúng quy định không?
Tại Điều 21 Luật viên chức quy định về nguyên tắc tuyển dụng viên chức như sau: Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
Như vậy khi có sự thay đổi phải bảo đảm sự công khai,minh bạch. Nếu khi đã thu hồ sơ mà có sự thay đổi về chỉ tiêu tuyển dụng cần có sự thông báo công khai để người nộp hồ sơ tuyển dụng sửa đổi, bổ sung hồ sơ tuyển dụng của mình.
Thứ ba: Cách tính điểm khi xét tuyển đặc cách viên chức
Theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BNV về chỉ tiêu đặc cách viên chức theo đó có điều kiện: Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được xem xét đặc cách xét tuyển viên chức. Như vậy nếu kết quả học tập của bạn đạt loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài hoặc có chứng chỉ đào tạo phù hợp sẽ được xem xét xét tuyển đặc cách.
3. Chồng là sĩ quan quân đội thì có được ưu tiên xét tuyển công chức không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi là giáo viên hợp đồng tại một xã vùng cao có hộ khẩu tại miền xuôi. Thời gian hợp đồng đã 7 năm, hiện tại chồng tôi là sĩ quan công tác tại huyện đảo Trường Sa. Vậy tôi có được ưu tiên trong xét tuyển công chức không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn là giáo viên hợp đồng tại một xã vùng cao, có chồng là sĩ quan công tác tại huyện đảo Trường Sa. Trong trường hợp này bạn không thuộc đối tượng được ưu tiên trong xét tuyển công chức. Bởi:
Theo khoản 1, Điều 5
“1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.”
Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật chỉ thừa nhận người đang là sĩ quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp… sẽ là đối tượng được ưu tiên trong xét tuyển công chức. Do đó, bạn là vợ của sĩ quan công tác tại trường sa không thuộc đối tượng được ưu tiên trong xét tuyển công chức.
Mặt khác, bạn là giáo viên hợp đồng tại một xã vùng cao thời gian hợp đồng đã 7 năm. Trong trường hợp đã có nhiều năm công tác trong ngành, pháp luật cũng quy định những điều kiện đặc cách xét tuyển theo Điều 7 Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau:
– Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
– Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này;
– Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
Do bạn không cung cấp thông tin đầy đủ nên trong trường hợp này bạn có thể tham khảo, đối chiếu các quy định pháp luật ở trên đây để có thể có kết luận chính xác nhất về trường hợp của bản thân.
4. Những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan nào, quy định tại đâu? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV thì những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm cơ quan sau:
“1. Cơ quan quản lý công chức thực hiện việc tuyển chọn công chức bao gồm:
a)
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội;
g) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức:
Luật sư
Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc cơ quan quản lý công chức quy định tại các điểm a, c, đ, e, g khoản 1 Điều này nếu được giao biên chế công chức, kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng thì được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức quy định tại khoản này phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt. Kế hoạch tuyển dụng công chức bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao;
b) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao;
c) Điều kiện đăng ký dự tuyển, hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
d) Các nội dung khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý công chức.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc cơ quan quản lý công chức nếu chưa được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý công chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP trực tiếp thực hiện việc tuyển dụng công chức vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.”