Trình tự, thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất mới nhất năm 2021. Các bước cần tiến hành để thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT bị mất, bị thất lạc, bị cũ rách nát...theo quy định mới nhất 2021.
Hiện nay, tham gia bảo hiểm y tế đang là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước không nhằm mục đích lợi nhuận.Việc tham gia bảo hiểm y tế mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mọi người đặc biệt là các gia đình có thu nhập thấp khi bị bệnh tật, tai nạn nhất là khi không may bị bệnh nặng chi phí vượt ngoài khả năng chi trả. Khi có thẻ bảo hiểm y tế thì quyền lợi của người dân được đảm bảo, được khám chữa bệnh kịp thời và giải quyết những vướng mắc phát sinh, và được tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.
Tư vấn trình tự, thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Khi không may bị mất thẻ bảo hiểm y tế thì người dân cần đến các cơ quan để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về vấn đề cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ tại Điều 18 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất; được đổi trong các trường hợp bị rách hoặc hỏng, thay đổi quyền lợi bảo hiểm xã hội, thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thông tin ghi trên thẻ không đúng và điều chỉnh mức hưởng. Người được cấp lại hoặc được đổi thẻ do rách, hỏng phải nộp phí theo quy định.
Khi người tham gia bảo hiểm y tế muốn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì phải có hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì mới được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ bảo hiểm y tế và sẽ nhận được giấy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trong thời gian này, khi đi khám bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ sinh viên… sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.
Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được đảm bảo khi khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. Trường hợp chưa làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mà vẫn đi khám bệnh thì người tham gia phải tự thanh toán các chi phí tại cơ sở khám chữa bệnh. Sau đó, khi được cấp thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế phải mang hóa đơn, chứng từ của bệnh viện cùng với thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã tham gia bảo hiểm y tế để yêu cầu thanh toán lại chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi.
Thứ hai, về hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
– Hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH bao gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
+ Đơn xác nhận trình báo mất bảo hiểm y tế
+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
+ Số lượng: 01 bộ hồ sơ
Thứ ba về thời hạn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì thời hạn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không thay đổi thông tin thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định nêu trên thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Từ ngày 01/01/2019 trở đi thì sẽ được giải quyết trong ngày khi nộp đủ hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi thông tin thì trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định nêu trên thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ tư, về nơi cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất:
Căn cứ tại khoản 3 điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội huyện thu.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh sẽ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Kết luận:
– Khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế thì người bị mất thẻ bảo hiểm y tế có thể làm hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
– Người tham gia bảo hiểm y tế cần chuẩn bị tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia y tế.
– Nơi cấp lại: cơ quan bảo hiểm xã hội của huyện hoặc của tỉnh mà người tham gia bảo hiểm y tế được cấp thẻ.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư , em muốn hỏi khi muốn đổi thẻ bảo hiểm y tế thì phải làm như thế nào ạ? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Để đổi thẻ bảo hiểm y tế thì bạn cần thực hiện theo các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau
1. Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT (Mẫu D01-TS)
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3. Thủ tục:
1. Bước 1: Người tham gia BHYT làm đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT theo quy định gửi cơ quan BHXH.
2. Bước 2: Cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu, nếu đủ điều kiện thì cấp lại thẻ BHYT.
4. Thời hạn giải quyết:
Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
5. Lệ phí: 4.000 đồng/thẻ
2. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, Đổi thẻ bảo hiểm y tế
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 quy định về việc Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, Đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau
Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
3. Người lao động có bị xử phạt do làm mất thẻ bảo hiểm y tế không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên trung học cơ sở. Tháng 9/2015, tôi chuyển công tác đến đơn vị mới nhưng chưa chốt sổ bảo hiểm. Khi đến nơi công tác mới tôi đã được làm thủ tục để đổi thẻ bảo hiểm y tế địa chỉ nơi công tác mới. Đầu tháng 1/2016, tôi đến tại phòng giáo dục để tiến hành chốt sổ bảo hiểm để chuyển sang nơi công tác mới, nhân viên yêu cầu tôi nộp lại thẻ bảo hiểm y tế nơi đơn vị cũ và quyết định chuyển công tác nhưng tôi đã làm mất thẻ bảo hiểm y tế cũ. Do đó, nhân viên yêu cầu tôi nộp khoản tiển 1 triệu 3 để bồi thường thẻ đã mất thì mới chốt sổ bảo hiểm cho tôi. Vậy cho tôi hỏi tôi xin cấp lại thẻ bảo hiểm cũ được không và nhân viên đó có làm đúng luật chưa.
Luật sư tư vấn:
Có được xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cũ không?
Theo quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm y tế 2008 và Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
“1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.”
Trong trường hợp của bạn, do thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị mất thì bạn cần làm lại thẻ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, khi bạn đã chuyển sang làm cho đơn vị mới thực hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế sang nơi công tác mới thì bạn cần yêu cầu đổi thẻ do “Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu” theo điểm b, Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008.
Có bị xử phạt do làm mất thẻ bảo hiểm y tế không?
Hiện nay, chưa có quy định nào về việc người lao động bị mất thẻ bảo hiểm y tế thì phải nộp phạt theo quy định của pháp luật mà chỉ cần phải yều cầu làm lại thẻ bảo hiểm y tế đã làm mất. Vì vậy, trường hợp công ty yêu cầu bạn nộp tiền để bồi thường thẻ đã mất thì là không có căn cứ pháp luật.
4. Người lao động làm mất thẻ bảo hiểm y tế có bị xử phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
mình xin nghỉ việc ở công ty cũ nhưng mình bị mất thẻ BHYT nên ko nộp lại cho công ty được công ty yêu cầu mình nộp phạt nhưng mình sang làm công ty mới và công ty cũng đóng bảo hiểm luôn cho mình vậy trường hợp của mình giải quyết như thế nào và mình có phải nộp phạt không rất mong được sự giúp đỡ của luật sư. mình xin chân thành cảm ơn ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là người lao động bao gồm:
“Người lao động làm việc theo
Về mức đóng bảo hiểm y tế, Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định như sau:
“Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3”.
Theo đó, bạn thuộc đối tượng tham gia BHYT và mức đóng bảo hiểm của bạn không quá 6% mức tiền lương, trong dó công ty của bạn sẽ đóng 2/3 và bạn chỉ phải đóng 1/3.
Trong trường hợp nghỉ việc, nếu thẻ BHYT vẫn còn giá trị sử dụng thì người lao động có trách nhiệm phải nộp lại thẻ đó cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm liên hệ cơ quan BHXH để tiến hành thủ tục khai báo giảm lao động, trả lại thẻ BHYT và tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động.
Trường hợp không trả thẻ BHYT, nếu thẻ đó vẫn còn giá trị thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng hết tiền BHYT của những tháng còn lại còn giá trị của thẻ theo quy định.
Như vậy, khi bạn bị mất thẻ BHYT mà thẻ của bạn vẫn còn gia trị sử dụng thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng hết tiền thẻ BHYT cho bạn. Do đó, nếu bạn không trả lại thẻ BHYT khi nghỉ việc thì công ty có cơ sở để yêu cầu bạn phải nộp tiền BHYT cho những tháng còn lại có hiệu lực của thẻ đó.
Trường hợp làm mất thẻ và không muốn phải đóng tiền BHYT cho những tháng còn lại có hiệu lực của thẻ thì bạn có thể yêu cầu công ty tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT đã mất và nộp trả lại cơ quan BHXH theo quy định.
Thủ tục cấp lại thẻ được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 theo đó khi bạn bị mất thẻ BHYT và có đơn đề nghị cấp lại thẻ thì bạn sẽ được cấp lại thẻ trong vòng 7 ngày làm việc và bạn sẽ phải nộp một khoản phí cấp lại thẻ theo quy định của pháp luật.
5. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia, Em có chút thắc mắc về việc trả thẻ bảo hiểm y tế. Em mới nghỉ chỗ làm cũ và muốn rút lại sổ bảo hiểm, nhưng do thẻ bảo hiểm y tế của em đã bị hỏng nên người ta nói là không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ không lấy lại được sổ bảo hiểm y tế. Vậy Luật Dương Gia có thể tư vấn cho em cách giải quyết được không ạ? Nếu như phải cấp lại thì em sẽ làm thủ tục ở đâu, có mất nhiều thời gian để có thể nhận thẻ bảo hiểm y tế không ạ. Em đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Em xin cảm ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn đưa ra thì thẻ BHYT của bạn bị hư hỏng nên không được chấp nhận khi muốn rút sổ bảo hiểm. Đây là căn cứ để có thể thực hiện việc cấp đổi thẻ BHYT theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008:
“1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.”
Căn cứ vào quy định nêu trên, hồ sơ xin cấp đổi thẻ BHYT căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) hoặc Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT (mẫu D07-TS , 01 bản) đối với hồ sơ do đơn vị nộp;
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị (trường hợp thẻ BHYT bị hư hỏng);
– Biên lai thu tiền lệ phí cấp lại thẻ BHYT (bản chính) đối với trường hợp nộp tiền trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc chứng từ nộp tiền lệ phí cấp lại thẻ BHYT (bản sao) có đóng dấu của ngân hàng (người hưởng là cơ quan BHXH) đối với trường hợp nộp tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Luật sư
Đồng thời, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có trách nhiệm cấp thẻ BHYT mới cho bạn.