Chế độ tử tuất là một chế độ của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Mức hưởng và cách tính mức hưởng chế độ tử tuất được áp dụng cho hai đối tượng là: Người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hưởng chế độ tử tuất đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc:
- 2 2. Mức hưởng chế độ tử tuất đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- 3 3. Có thể nhận tử tuất thay được không?
- 4 4. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng đối với thân nhân:
- 5 5. Quyền thừa kế tiền tử tuất của con chung và con riêng:
1. Mức hưởng chế độ tử tuất đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc:
* Trợ cấp mai táng :
Căn cứ khoản 2 Điều 66 của
Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều 66 đã chết- đó là những người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hoặc người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Lưu ý: Mức lương cơ sở là: 1.390.000 đồng/tháng
Vậy trợ cấp mai táng tại thời điểm hiện tại là 13.900.000 đồng.
* Trợ cấp tuất :
Ở mục này thì bao gồm mức hưởng và cách tính mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất tuất một lần
+ Đối với trợ cấp tuất hàng tháng, mức hưởng và cách tính mức hưởng cụ thể như sau:
– Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Trong trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
-Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của
-Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 này chết. Đó là những người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc; Người được toàn án tuyên bố là đã chết. Trong trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh. Ví dụ: A là chồng của B, B đang mang thai 3 tháng. Trong quá trình lao động A bị chết do tai nạn lao động, như vậy theo quy định của luật thời điểm được hưởng trợ cấp tử tuất cho con của A và B là thời điểm khi B sinh tức là 6 tháng sau.
+ Đối với trợ cấp tuất một lần:
Căn cứ theo điều 70 của bộ luật Bảo hiểm xã hội 2014:
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
– Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Đó là những người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc; Người được toàn án tuyên bố là đã chết.
2. Mức hưởng chế độ tử tuất đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
* Trợ cấp mai táng:
Những người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 chết.
* Trợ cấp tuất:
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
+ Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
+ Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
– Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Ví dụ: A đang là đối tượng hưởng lương hưu được 4 tháng thì A chết. Như vậy theo quy định của luật mức trợ cấp một lần với A sẽ là: 48 tháng tiền lương – (2 tháng tiền lương x 0,5) = 47 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Có thể nhận tử tuất thay được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. Hiện nay gia đình tôi muốn làm thủ tục chế độ tử tuất cho bố chúng tôi. Nhưng hiện nay các anh, chị bên nhà vợ tôi đều bận việc. Vậy tôi là con rể có thể đứng ra làm thủ tục thanh toán với BHXH được không, và kèm theo giấy tờ gì? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì thân nhân người tham gia Bảo hiểm xã hội có thể tiến hành làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất. Anh là con rể nhưng vẫn có thể đứng ra làm thủ tục thanh toán với bảo hiểm xã hội trong trường hợp được vợ hoặc anh, chị, em vợ ủy quyền. Trong trường hợp này ngoài những hồ sợ cần thiết để làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất cần có thêm
Để có thể làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất cho bố vợ anh, anh cần đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện để xin mẫu Tờ khai của thân nhân người chết, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ hướng dẫn anh làm hồ sơ theo quy định. Sau khi đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu, anh gửi hồ sơ đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy chứng tử (bản sao được chứng thực) hoặc Giấy báo tử (bản sao được chứng thực) hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết (bản sao được chứng thực);
– Tờ khai của thân nhân người chết (, bản chính).
– Các giấy tờ khác thêm trong một số trường hợp:
+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đang đi học (01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực);
+ Biên bản giám định mất khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính) đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi trở lên; bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) chưa hết tuổi lao động mà không có thu nhập bị ốm đau, tàn tật.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ chuyển hồ sơ của anh tới cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh sẽ giải quyết và trả hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện trong thời hạn 15 ngày. Anh không phải trả phí để thực hiện thủ tục hưởng chế độ tử tuất và sẽ nhận được quyết định hưởng chế độ tử tuất hàng tháng từ cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
4. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng đối với thân nhân:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
1. Người chết có đóng BHXH đủ 15 năm trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thân nhân người chết
a) Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người sử dụng lao động hướng dẫn thân nhân của người chết nộp hồ sơ theo quy định tại mục thành phần, số lượng hồ sơ; tiếp nhận hồ sơ từ thân nhân của người chết; lập hồ sơ theo quy định nộp cho BHXH cấp huyện hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (theo phân cấp thu BHXH); nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ BHXH cấp huyện hoặc BHXH tỉnh, thành phố để giao cho thân nhân người lao động.
Bước 2: – BHXH cấp huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động.
– BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH cấp huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết; trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện hoặc người sử dụng lao động.
Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cư trú tại tỉnh khác thì BHXH tỉnh nơi giải quyết ban đầu chuyển hồ sơ đã giải quyết đến BHXH tỉnh nơi thân nhân cư trú và chuyển cho thân nhân lấy xác nhận vào Tờ khai, lập hồ sơ theo quy định để giải quyết tiếp trợ cấp tuất hàng tháng như quy định tại bước 2.
Hồ sơ bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội (01 bản chính);
– Giấy chứng tử (bản sao được chứng thực) hoặc Giấy báo tử (bản sao được chứng thực) hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết (bản sao được chứng thực);
– Tờ khai của thân nhân người chết ;
– Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có thêm Biên bản Điều tra tai nạn lao động (01 bản chính và 01 bản sao được chứng thực), trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì kèm theo Biên bản tai nạn giao thông (bản sao được chứng thực) hoặc Bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (bản sao được chứng thực);
– Các giấy tờ khác thêm trong một số trường hợp:
+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đang đi học (01 bản chính và 01 bản sao được chứng thực);
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính) đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi trở lên; bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) chưa hết tuổi lao động mà không có thu nhập bị ốm đau, tàn tật.
Thời hạn giải quyết:
15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Quyền thừa kế tiền tử tuất của con chung và con riêng:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư về quyên thừa kế. Anh tôi lấy vợ đầu có 1 con trai chung năm nay 21 tuổi đang học đại học. Khi ly hôn con trai mới 3 tuổi sau đó 5 năm anh lấy vợi thứ 2 có 2 đứa con một gái 12 tuổi và 1 trai 9 tuổi. Hiện nay anh tôi mới mất cách đây gần 2 tháng vì tai nạn giao thông không để lại di chúc gì vì mất quá đột ngột.
Bây giờ con trai đầu về đòi quyền thừa kế tiền tuất (anh làm bộ đội). Khi ly hôn vợ nuôi con và anh để lại miếng đất cho chị dâu và toàn bộ tài sản, trong đơn ly hôn có nêu rõ không cần trợ cấp và sau này nếu có anh vẫn có thể cho nó. Xin hỏi luật sư phải làm sao ạ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, xác định trợ cấp tuất có phải di sản thừa kế.
Căn cứ theo điều 612
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Theo quy định này thì những tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác mới được xem là di sản và được đem ra thừa kế. Vì tiền tuất phát sinh sau khi người đóng bảo hiểm mất và chỉ được chi trả nếu thân nhân có đủ điều kiện của pháp luật quy định. Lúc người đóng bảo hiểm còn sống thì tiền tuất chưa được đặt ra và nó cũng chưa là tài sản riêng của người đóng bảo hiểm. Do vậy, vấn đề tiền tuất sẽ không được xem là di sản là không được ghi trong di chúc.
Thứ hai, về việc chia tiền tuất
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 69
Mặt khác, theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về giải thích từ ngữ thì: “Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Theo đó, đối tượng được hưởng tiền trợ cấp tuất một lần của anh bạn là thân nhân bao gồm con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Như vậy, chỉ trong trường hợp bố bạn chết mà không có những thân nhân được nêu ở trên thì trợ cấp tuất một lần mới được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế. Do anh bạn vẫn còn thân nhân mà anh bạn đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng là một bé 12 tuổi và 1 bé 9 tuổi nên số tiền này sẽ không được đưa ra để chia thừa kế.
Như vậy, vì con trai của anh trai bạn với vợ cả không thuộc đối tượng là nhân thân được hưởng tiền trợ cấp tuất không thể quay về để đòi hỏi số tiền này.