Quy định của pháp luật về phòng ngừa sự cố môi trường? Quy định của pháp luật về ứng phó sự cố môi trường?
Khắc phục ô nhiễm, phục hồi, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường là một trong những hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu do ô nhiễm. suy thoái, sự cố môi trường gây nên, đồng thời nhanh chóng tìm ra các giải pháp khôi phục lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. Pháp luật cũng quy định về phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Quy định về phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về phòng ngừa sự cố môi trường.
– Theo khoản 10 Điều 3
Ví dụ như các hiện tượng bão, sóng thần, lũ lụt, động đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá và thiên tai khác, v v… Đây hoàn toàn là các sự biến mang tính ngẫu nhiên, do thiên nhiên gây ra chứ không phải do hành vì của con người. Như vậy, trường hợp này không có hành vi vi phạm pháp luật, không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, không phát sinh trách nhiệm bồi thường, thiệt hại Trường hợp tại biển hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của conngười.
– Tai biến hoặc rủi ro được hiểu là những tình huống hoặc những sự kiên xảy ra bất ngờ khó kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát của con người, mang lại những hậu quả rất xấu mà con người không mong muốn.
– Tai biên, rủi ro trong hoạt động của con người rất đa dạng, ví dụ như Hóa họa, chảy rừng, sự có kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trinh kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường.
– Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác và vận chuyển khoảng săn, đầu khi, sập hầm lò, phụt đầu, tràn đầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khi, đắm tàu, sự có tại cơ sở lọc hóa đầu và các cơ sở công nghiệp khác, sự cổ trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nguyên liệu hạt nhân, kho chứa phỏng xạ.
+ Nếu trường hợp có những tai biến, rủi ro xảy ra mà những tai biến, rủi ro đỏ là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của con người, con người chưa thể dự liệu được các tình huống đó (đo điều kiện khoa học, kỹ thuật, trình độ nhận thức chưa cho phép) hoặc con người đã dự liệu được tình huống có thể xảy ra và đã dùng mọi biện pháp trong khả năng của mình để ngăn chặn các tại biến hoặc rủi to xảy ra nhưng thực tế các tai biến, rủi ro xảy ra dẫn tới sự cổ môi trường thị trường hợp này coi như sự biên, không có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Trường hợp con người trong quá trình vận hành các công trình, phương tiện giao thông v.v… có thể dự liệu, kiểm soát được các tại biển, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động nhưng không có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn những tại biển, rủi ra đó dẫn tới để xảy ra tai biến gây sự có môi trường thì phải chịu trách nhiệm về sự có môi trường. Trong trường hợp này là có hành vi vi phạm pháp luật nhưng lỗi của chủ thể vi phạm ở đây thường là lỗi vô ý và người vi phạm phải chịu trách nhiệm do sự vô ý gây hậu quả xấu.
– Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường trước hết thuộc về các tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
+ Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường.
+ Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hằng năm báo cáo Bộ tài nguyên và môi trường (khoản 2 Điều 107 Luật bảo vệ môi trường năm 2014)
– Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm như sau:
(1) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường; hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; (2) kiểm tra xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; (3)điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh. Trường hợp đặc biệt: bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nếu môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân (khoản 3 Điều 107 Luật bảo vệ môi trường năm 2014)
Để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời, đạt kết quả thì một trong những yêu cầu được đặt ra đầu tiên là phải tiến hành xác định (khoanh vùng) khu vực môi trường bị ô nhiễm, gồm: (1) Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực bị ô nhiễm; (2) xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro; (3) xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; (4)các giải pháp xử lí ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; (5)xác định các thiết hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường (khoản 1 Điều 106 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Cũng theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 105).
Dự án khai thác mỏ, khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi hoạt động và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm các nội dung chủ yếu: Xác định khả năng, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm môi trường; đánh giá rủi ro, lựa chọn phương án khả thi cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch và kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án (khoản 2 Điều 106 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
– Tương tự như trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, ứng phó, khắc phục và xử lí sự cố môi trường trước hết cũng thuộc về các tổ chức, cá nhân. Cụ thể tại Điều 108 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về phòng ngừa sự cố môi trường. Theo đó, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp như: (1) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; (2) Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; (3) đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; (4) thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật; (5) có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
Bên cạnh đó, bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương; xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường; xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm.
2. Quy định của pháp luật về ứng phó sự cố môi trường.
Tại Điều 109 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về ứng phó sự cố môi trường, theo đó
+ Ứng phó sự cố môi trường: Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố. Về trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường ở các địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố. Đối với những sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm phối hợp ứng phó. Người đứng đầu những cơ sở, địa phương phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình nếu trong trường hợp việc ứng phó với sự cố môi trường tại cơ sở, địa phương vượt quá khả năng ứng phó sự cố môi trường của cơ sở, địa phương đó.
– Về nguyên tắc, đối với những việc ứng phó sự cố môi trường trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Khi ứng phó sự cố môi trường thì cần phải có nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện để sử dụng và những nhân lực, vật tư, phương tiện này đều được bồi hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật. Về vấn đề bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật.