Các hình thức tập trung kinh tế? Khi nào phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế? Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh?
Hiện nay hoạt động tập trung kinh tế ít nhiều cũng sẽ đều có tầm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cho dù hoạt động này diễn ra ở các nước phát triển hay đang phát triển. Việc tập trung kinh tế được quy định cụ thể trong
Cơ sở pháp lý:
Luật cạnh tranh 2018
Nghị định 35/2020/NĐ-CP
Luật sư
1. Các hình thức tập trung kinh tế
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế Luật cạnh tranh 2014 quy định cụ thể:
“1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy chúng ta thấy pháp luật đưa ra 05 hình thức tập trung kinh tế, mỗi hình thức sẽ có quy định và đặc điểm riêng của nó. Tuy nhiên đều phải thực hiện đúng trình tự thủ tục mà pháp luật đề ra về tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2018 quy định.
2. Khi nào phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế?
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 33 Luật Cạnh tranh và Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nếu như Luật Cạnh tranh trước đây đó là
Ngoài ra chúng tôi xin đưa ra những điểm chưa hợp lý nếu xét dựa trên tính phù hợp và khả thi khi áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn, câu hỏi đặt ra là liệu việc mở rộng các trường hợp cần phải thông báo tập trung kinh tế như vậy có thật sự hợp lý hay không. Ví dụ như có một doanh nghiệp nào đó thuộc lĩnh vực du lịch gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh do thiếu hụt nguồn khách hàng và người dân hạn chế việc đi lại, di chuyển. Khó khăn này đặt doanh nghiệp trước nhiều tình huống xấu có thể xảy ra như không đủ nguồn cung tài chính để tiếp tục vận hành bộ máy quản trị, chi trả lương cho nhân viên, thậm chí còn đối mặt với nguy cơ phá sản khi gánh nặng về tài chính vượt quá ngưỡng mà doanh nghiệp có thể chịu đựng. Bên cạnh đó, xét về khía cạnh cơ hội kinh doanh, khó khăn của doanh nghiệp này lại tạo ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư muốn nhảy vào để mua lại, tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ví dụ trường hợp tổng tài sản của tất cả các doanh nghiệp thuộc nhóm này dao động khoảng 4.000 tỷ đồng xét trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế và hệ quả dĩ nhiên khi đối chiếu với quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP như đã trình bày bên trên, thì giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp mà các bên dự định thực hiện sẽ không còn được tự do thực hiện nữa, mà bắt buộc phải gửi hồ sơ thông báo đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Qua ví dụ này có thể thấy việc sử dụng tiêu chí về tổng tài sản của doanh nghiệp để thiết lập nên ngưỡng thông báo tập trung kinh tế là không thật sự hợp lý, theo đó nên có hướng giải quyết phù hợp nhất.
3. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, do cơ quan này chưa được thành lập nên hồ sơ nộp tại Bộ Công Thương và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế trực tiếp xử lý.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế gồm các tài liệu quy định tại Điều 34 Luật Cạnh tranh dưới đây:
+ Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu;
+ Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
+ Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
+ Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
+ Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
+ Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
+ Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
+ Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.
Bước 2: Thẩm định sơ bộ
Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ với các nội dung thẩm định sau:
– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
– Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
– Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
Khi kết thúc thời hạn 30 ngày mà Cơ quan tiếp nhận chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Cơ quan tiếp nhận không được ra thông báo Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
Bước 3: Thẩm định chính thức
Cơ quan tiếp nhận thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ là “Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức”.
Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:
– Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
– Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
– Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
Bước 4: Thông báo kết quả
Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:
– Tập trung kinh tế được thực hiện;
– Tập trung kinh tế có điều kiện: là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:
+ Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
+ Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
+ Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.
– Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh” dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.