Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
Hiện nay có thể thấy trên thực tế có rất nhiều trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và đã có quyết định của Tòa, tuy nhiên sau đó họ lại muốn chấm dứt hiệu lực của quyết định này thì phải xử lý như thế nào? Pháp luật định về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này,
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ theo quy định tại điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Có thể nói trong xã hội thì gia đình được xem là nền tảng của xã hội và khi một chế độ về gia đình phù hợp và vững mạnh sẽ là nền tảng để thúc đẩy xã hội vươn lên tốt đẹp. Về góc cạnh pháp lý thì gia đình là một tổ hợp các quan hệ pháp luật có nguồn gốc từ hôn nhân và quy tắc pháp luật. Quan hệ pháp luật trong lĩnh vực gia đình có hai loại gắn kết với nhau khó có thể tách bạch hoàn toàn về phương diện xử lý các tranh chấp. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Căn cứ dựa trên
Theo đó khi nói tới hợp đồng ta nghĩ ngay tới sự thỏa thuận, trong hôn nhân thì hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực ràng buộc với cả vợ và chồng với nội dung đã thỏa thuận cụ thể. Pháp luật có quy định kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chia tài sản của vợ và chồng, cả vợ và chồng chấm dứt quan hệ đồng sở hữu đối với toàn bộ hoặc một phần khối tài sản chung mà hợp đồng đem ra chia theo quy định. Trong trường hợp mà hợp đồng chia tài sản cho vợ và cho chồng thì phần tài sản được chia thuộc quyền sở hữu riêng của vợ và thuộc quyền sở hữu riêng của chồng, có nghĩa là kể từ thời điểm đó, vợ hay chồng có toàn quyền quyết định đối với khối tài sản được chia, tuy nhiên, còn phụ thuộc vào quy chế pháp lý đối với từng tài sản cụ thể được phân chia. Tại quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có các quy định về loại hợp đồng phân chia tài sản này, Bên cạnh đó có thể thấy quy định còn nhiều bất cập.
Theo đó có thể thấy những bất cập như giá trị về mặt pháp lý chủ yếu để xây dựng chế định hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là quy định của pháp luật hôn nhân về ly thân không được chấp nhận đưa vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó nên có thể thấy được mục đích tồn tại của hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và các quy định liên quan trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bị thiếu sót và chưa hoàn thiện. Ngoài ra về hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thiếu sự gắn kết với các quy định khác về hợp đồng trong
2. Chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ theo quy định tại Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Như vậy trên đây chúng tôi đã đưa ra quy định theo điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Căn cứ vào Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vấn đề chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tại nội dung này có thể thấy khác với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc trở lại với chế độ tài sản chung chỉ có thể được thực hiện một khi có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Khi vợ hoặc chồng không đồng ý, người còn lại không có quyền kiện yêu cầu khôi phục chế độ tài sản chung bằng con đường tư pháp. Ngoài ra có các trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật để có giá trị về mặt pháp lý, tránh những mâu thuẫn sau này.
Thứ ba, về nội dung thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể nói đây được xem như là giao dịch có tác dụng tuyên bố chấm dứt hiệu lực của các quy định áp dụng riêng cho trường hợp vợ và chồng đã tiến hành phân chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Từ những phân tích như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đã đưa ra quy định để có thể chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung theo đó thì tài sản đã được chia vẫn tiếp tục là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng hoa lợi, lợi tức gắn liền với tài sản được chia không còn là tài sản riêng mà trở thành tài sản chung của vợ chồng do đã áp dụng luật chung trong quan hệ tài sản vợ chồng có thể hiểu là việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng lại được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Bên cạnh đó quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.