Lập quy hoạch xây dựng? Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng?
Quy hoạch xây dựng là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong việc xây dựng phát triển đất nước, nó đóng vai trò nòng cốt, là cơ sở để phát triển. Để có một quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh, hợp lý, mang lại giá trị thiết thực thì cần tiến hành qua nhiều giai đoạn trong đó có hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về hoạt động lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng.
Tổng đài Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Mục lục bài viết
1. Lập quy hoạch xây dựng
Lập quy hoạch xây dựng chính là hoạt động đầu tiên để hình thành một bản quy hoạch xây dựng, với quy hoạch xây dựng nào cũng phải trải qua giai đoạn này. Theo quy định tại Khoản 21 Điều 3
Tại Điều 13 Luật Xây dựng quy định về căn cứ để lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
– Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
– Quy hoạch thời kỳ trước;
– Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
– Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương, bản đồ được sử dụng ở đây là bản đồ địa hình của nơi lập quy hoạch tại thời điểm tổ chức lập quy hoạch xây dựng.
Để bắt đầu tiến hành lập quy hoạch xây dựng thì cần tiến hành các hoạt động:
Thứ nhất là hoạt động lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng. Chủ thể thực hiện lấy ý kiến đó chính là cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng, và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân các cấp theo cơ chế phối hợp. Chủ thể được lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng đó chính là cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, các chủ thể này là chủ thể có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến nhận được từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân sự phải được tổng hợp lại và giải trình bằng văn bản. Những đóng góp được phân tích, giải trình, và chính là cơ sở để hoàn chỉnh cảnh phương án quy hoạch.
Hình thức lấy ý kiến sẽ được áp dụng khác nhau đối từng chủ thể được lấy ý kiến, như việc lấy ý kiến bằng văn bản trả lời đề nghị góp ý, góp ý trực tiếp, hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn, …. Thời gian lấy ý kiến đó chính là ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, đây là thời gian cần thiết để các chủ thể được lấy ý kiến có thể nghiên cứu về quy hoạch xây dựng, từ đó đưa ra đóng góp phù hợp.
Thứ hai, việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng là tổ chức có nghiệp vụ
Tại Điều 20 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng gồm các bước:
– Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;
– Điều tra, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế – xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
– Lập đồ án quy hoạch xây dựng;
– Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
Như vậy, ở giai đoạn lập quy hoạch xây dựng sẽ thực hiện ba bước đầu trong trình tự trên.
Một điểm cần chú ý trong việc lập quy hoạch xây dựng đó chính là chủ thể lập quy hoạch xây dựng. Chủ thể lập quy hoạch xây dựng hiện nay được chia ra theo từng loại quy hoạch xây dựng. Đối với quy hoạch vùng thì chủ thể lập quy hoạch chia thành ba nhóm: Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan tổ chức; Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền của các chủ thể này xác định đối với từng quy hoạch cụ thể.
Với quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, thì chủ thể có thẩm quyền bao gồm: Bộ Xây dựng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đối với từng dự án theo quy định. Với quy hoạch xây dựng nông thôn thì Ủy ban nhân dân xã sẽ chủ trì xây dựng
2. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 32 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, cụ thể thì thẩm quyền thẩm định sẽ thuộc về Bộ Xây dựng; Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thẩm quyền của các cơ quan này sẽ được xác định theo thẩm quyền phê duyệt dự án của cơ quan khác. Việc thẩm định quy hoạch xây dựng sẽ thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định.
Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt ở đây chính là các cơ quan lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng cụ thể là Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng khác. Các cơ quan này có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung thẩm định được chia ra thành thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng và thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng. Mục đích của việc thẩm định đó chính là việc kiểm tra, đánh giá lại quá trình xây dựng nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng, xem nó có phù hợp với mục tiêu xây dựng của đất nước, có phù hợp với các yêu cầu pháp luật đặt ra; căn cứ lập đồ án xây dựng; việc đáp ứng điều kiện của tổ chức thiết kế quy hoạch xây dựng,…. Việc đánh giá tạo cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành phê duyệt quy hoạch xây dựng đó.
Trong quá trình thẩm định, thì cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến các chủ thể khác về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đang được thẩm định. Cụ thể thì lấy ý kiến từ ác cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan; bên cạnh đó đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng có quy mô trên 200 ha mà Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định thì phải lấy ý kiến Bộ Xây dựng; và Ủy ban nhân dân huyện cũng phải lấy ý kiến từ Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Việc lấy ý kiến này được thực hiện bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản. Lấy ý kiến là hoạt động bắt buộc phải thực hiện để cơ quan thẩm định có đánh giá một cách khái quát nhất về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện thời gian để thẩm định nhiệm vụ quy hoạch không quá 20 ngày; thời gian thẩm định đồ án quy hoạch không quá 25 ngày.
Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, thời gian thẩm định đồ án quy hoạch không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án quy hoạch không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày.
Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 20 ngày. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày.
Về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, thì pháp luật hiện hành quy định cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đó chính là Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các chủ thể thẩm định sẽ tiến hành trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi tiến hành xong hoạt động phê duyệt. Việc phê duyệt được thể hiện bằng văn bản và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày
Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.