Chia công ty là một trong những hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp đó, đặc biệt là khi doanh nghiệp mất cân bằng trong việc quản lý hoạt động vì quy mô lớn. Chia công ty là gì? Quy định của pháp luật về chia công ty
Mục lục bài viết
1. Chia doanh nghiệp là gì?
Chia doanh nghiệp được quy định tại điều 198
“Điều 198. Chia công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và
b) Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị quyết, quyết định chia công ty.
4. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán,
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các công ty mới. Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty mới phải
Căn cứ theo quy định cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy:
Bản chất của việc chia doanh nghiệp là việc chia công ty thành nhiều công ty mới. Hay hiểu một cách đơn giản là chia từ công ty A thành công ty B và công ty C cụ thể: A = B + C.
Chia doanh nghiệp cũng được hiểu là việc một loại hình tổ chức lại doanh nghiệp được pháp luật quy định áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phương thức chia doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần có thể thực hiện việc chia doanh nghiệp dựa trên ba phương thức sau đây:
– Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
– Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.
– Việc chia doanh nghiệp có thể kết hợp hai phương thức trên.
3. Thủ tục, trình tự chia công ty:
3.1. Thủ tục, trình tự chia công ty:
Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty của công ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty theo quy định của
– Bước 2: Thành viên, chủ sở hữu công ty của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty.
Thủ tục chia công ty cổ phần bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.
Bước 2: Cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty.
3.2. Hồ sơ chia doanh nghiệp:
Hồ sơ chia doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 25 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 25. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất công ty
1. Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải có các giấy tờ sau đây:
a) Nghị quyết, quyết định về việc chia công ty theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp;
b) Bản sao
Căn cứ theo quy định pháp luật thì hồ sơ cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Nghị quyết chia công ty.
– Thứ hai: Biên bản họp, quyết định (hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông.
– Thứ ba: Bản sao đăng ký doanh nghiệp của công ty.
– Thứ tư: Các hồ sơ khác bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
+ Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
3.3. Hậu quả pháp lý của việc chia doanh nghiệp:
Hậu quả pháp lý của việc chia doanh nghiệp đó là:
– Công ty khi bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Các công ty mới được hình thành sẽ có trách nhiệm phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,
– Các cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty mới. Trong trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trước khi thực hiện việc chia doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ kiến thức về chia doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục như trên.