Trên thực tế, vì một lý do nào đấy mà các cổ dông, công ty yêu cầu và quyết định về việc mua lại cổ phần mà công ty đã bán ra trước đó. Vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành đã quy định về nội dung mua lại cổ phần theo quyết định của công ty, yêu cầu cổ đông như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mua lại cổ phần theo yêu cầu cổ đông:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì cổ đông trong quy định của
“1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng”.
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng, việc yêu cầu mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề nêu trên. Trong đó, nội dung của văn bản yêu cầu mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông phải nêu rõ các vấn đề sau:
– Tên, địa chỉ của cổ đông;
– Số lượng cổ phần từng loại;
– Giá dự định bán;
– Lý do yêu cầu công ty mua lại.
Bên cạnh đó, sau khi cổ đông yêu cầu mua lại cổ phần theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì Công ty phải có trách nhiệm mua lại cổ phần của cổ đông này trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong đó, thì việc mua lại cổ phần sẽ quy định rõ về giá mua cổ phần, hình thức thanh toán đối với việc mua cổ phần, cụ thể:
Thứ nhất, việc xác định về giá mua cổ phần được xác định dựa theo giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Do đó, cũng theo quy định tại Điều này thì nếu hai bên không thỏa thuận được về giá thì hai bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Thứ hai, về hình thức thanh toán đối với việc mua lại cổ phần theo như yêu cầu của cổ đông thì việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì công ty trong quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty có quyền mua lại cổ phần theo như quyết định của cồng ty mình đưa ra những không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán hay là một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức mà công ty đã thực hiện bán ra trước đó theo như quy định của pháp luật hiện hành.đã bán theo quy định, và việc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty này cần phải tuân thủ các quy định tại Điều 133
“1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường”
Như vậy, Sau khi hoàn tất thủ tục mua lại số cổ phần theo yêu cầu của cổ đông thì công ty phải thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất, Làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Số vốn điều lệ điều chỉnh giảm sẽ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại.
Thứ hai, tiêu hủy số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông ngay sau khi hoàn thành việc thanh toán. Trường hợp có thiệt hại phát sinh cho công ty do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy số cổ phiếu này thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm.
Thứ ba,
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng, sau khi mua lại cổ phần của cổ đông theo như quy định về việc mua lại cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi được nêu ra ở trên thì công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong vòng mười ngày kể từ thời điểm thanh toán việc mua cổ phần.
3. Hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty. Để thay đổi vốn điều lệ cho công ty, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ ở Phòng ĐK kinh doanh thuộc Sở KH và đầu tư tại nơi mà đã được cấp về Giấy CN đăng ký kinh doanh cho công ty, thành phần hồ sơ bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ cho công ty
– Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông; hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ của công ty
– Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc mua cổ phần, góp vốn, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ đã soạn thảo lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi đặt địa chỉ công ty
Bước 3: Nhận giấy hẹn của Sở Kế hoạch và đầu tư và chờ lấy kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì cần tiến hành điều chỉnh hồ sơ sau khi nhận được thông báo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 4: Khi đã thực hiện thay đổi mức vốn điều lệ trong công ty thì công ty cần phải tiến hành công bố nội dung thông tin đã thay đổi qua cổng thông tin quốc gia với thời gian trong vòng là ba mươi ngày tính từ ngày đã thay đổi. Khi doanh nghiệp đã thực hiện xong thủ tục thực hiện Công bố nội dung thông tin đã thay đổi mức vốn điều lệ trong công ty qua Cổng thông tin quốc gia thì Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh sẽ tiến hành cấp cho công ty Giấy Biên nhận việc thực hiện công bố nội dung về việc đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
+ Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi;
Bước 5: Hoàn tất các thủ khác sau khi thay đổi vốn điều lệ:
+ Thực hiện nộp tờ khai của thuế môn bài bổ sung.
+ Thực hiện nộp bổ sung về kê khai của thuế môn bài dựa vào quy định theo pháp luật như sau: Với trường hợp khi người đi nộp thuế mà có sự thay đổi những yếu tố có liên quan tới việc căn cứ tính thuế và làm thay đổi mức thuế môn bài cần phải nộp của năm tiếp đến thì cần phải thực hiện nộp hồ sơ của việc khai thuế môn bài của năm tiếp đến, thời gian thực hiện khai thuế trễ nhất là vào ngày 31-12 trong năm mà có sự thay đổi.
+ Công ty cần chú ý kê khai trong
Như vậy, có thể thấy rằng, việc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty, yêu cầu cổ đông của công ty cổ phần cần phải dựa trên nguyên tắc và quy định của pháp luật Doanh nghiệp hiện hành quy định về số phần trăm thu hồi cổ phần mà công ty được thực hiện việc mua lại. Bên cạnh đó thì sau khi thực hiện việc mua lại cổ phần thì công ty cổ phần cần phải thực hiện việc lập hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần theo như trình tự đã được nêu ra ở trên.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020