Khái quát về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức? Quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức?
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cho phép mọi cá nhân, tổ chức được thực hiện các hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức. Nếu nói đến cá nhân thì đây là hoạt động không có quá nhiều sự phức tạp bởi tính độc lập ý chí của họ khi tham gia, nhưng khi nói đến tổ chức, hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt khi là chủ sở hữu của một công ty, thành viên công ty hay cổ đông của công ty cổ phần thì vấn đề này trở nên phức tạp hơn. Chính vì là tổ chức- chủ thể ra đời đề cao vai trò của người đại diện, nhân danh tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa của mình, do vậy pháp
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức?
Trước khi giải thích thế nào là người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức, tác giả tập trung giải thích một số khái niệm sau:
– Chủ sở hữu công ty là gì? Khái niệm về chủ sở hữu công ty không được giải thích trong Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng như các văn bản pháp luật trước đây. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều nhất đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo đó: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.” (Khoản 1, Điều 74). Tuy nhiên, hiểu một cách cơ bản nhất theo lý luận và định nghĩa về chủ sở hữu thì có thể hiểu, chủ sở hữu công ty là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với “công ty” (vốn, tài sản,…).
– Thành viên công ty là gì? Khái niệm về thành viên công ty được Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể tại Khoản 29 Điều 4, cụ thể: “Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.”
– Cổ đông là gì? Cũng tương tự như thành viên công ty, cổ đông được xem như “thành viên công ty” nhưng là “công ty cổ phần”, theo đó, “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.” (Khoản 3, Điều 4).
– Người đại diện theo uỷ quyền là gì? Đại diện theo uỷ quyền không phải là chế định mới, nó đã được quy định trong Bộ luật dân sự rất lâu và đã được áp dụng cho đối với cá nhân, tổ chức. Người đại diện theo uỷ quyền là cá nhân được một cá nhân khác hoặc tổ chức uỷ quyền cho họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà họ được thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.
Xuất phát từ khái niệm người đại diện theo uỷ quyền, khái niệm về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức cũng được giải thích tại Khoản 1, Điều 14 Luật Doanh nghiệp với nội dung tương tự như sau : Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức– là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2. Quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức?
2.1. Quy định chung về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức?
Điều 14 Luật Doanh nghiệp đã quy định khá cụ thể về nội dung này, dưới các khía cạnh pháp lý sau:
– Nguyên tắc và cách thức cử người người đại diện theo uỷ quyền:
Về cơ bản “uỷ quyền” là hoạt động tự do của công ty, do đó, pháp luật cho phép đặt Điều lệ công ty lên đầu, tức là Điều lệ công ty sẽ được xác định ai là người đại diện theo uỷ quyền. Pháp luật chỉ can thiệp khi Điều lệ công ty không có quy định khác và sẽ xác định như sau: (Khoản 2, Điều 14).
+ Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
+ Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
Tuy nhiên, trong quy định trên việc xác định số người đại diện lại không đặt ra đối với chủ sở hữu công ty, điều này cũng dễ hiểu, khi pháp luật cho phép tổ chức là chủ sở hữu công ty, độc lập, chủ động đưa ra quyết định của mình.
– Thủ tục cử người đại diện.
Cá nhân đại diện phải nhận được văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức. Văn bản phải được
– Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện theo ủy quyền.
Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện theo ủy quyền bao gồm bắt buộc và tự chọn. Tiêu chuẩn và điều kiện bắt buộc là: (i) Không phải là cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Khoản 2, Điều 17); (ii) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước (do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác. Trước đây, trong
Tiêu chuẩn và điều kiện tự chọn được xác định theo Điều lệ công ty nếu có.
Như vậy, quy định tại Điều 14 đã thể hiện được cơ bản các nội dung liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức. Đây là quy định có sự kế thừa và phát triển so với quy định tại Điều 15
2.2. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức?
Nội dung này được quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:
– Trước hết, trách nhiệm đầu tiên nhưng cũng có thể coi là quyền, thể hiện đúng bản chất của người đại diện là nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định. Sự hạn chế của chủ thể uỷ quyền về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ sẽ không có hiệu lực đối với bên thứ ba. Việc thực hiện vượt quá phạm vi uỷ quyền mà không được tổ chức uỷ quyên cho phép thì cá nhân phải chịu trách nhiệm với tư cách chính mình.
– Trách nhiệm thứ hai cũng được xem là nguyên tắc thực hiện quyền và nghĩa vụ, đó là tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông. Việc tham dự cuộc họp giúp người đại diện nắm bắt được các thông tin cơ bản của công ty, dễ dàng thực hiện công việc của mình theo uỷ quyền. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện. Việc lạm dụng sự tín nhiệm, quyền của chủ thể uỷ quyền có thể khiến người đại diện phải chịu các trách nhiệm nặng nề.
– Chính vì hoạt động nhân dân chủ sở hữu, thành viên, cổ đông nên người đại diện phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện nếu vi phạm trách nhiệm. Còn chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền. Bên thứ ba không có nghĩa vụ xem xét việc thực hiện quyền, nghĩa vụ do ai thực hiện mà chỉ tính đến thiết lập mối quan hệ với ai và chỉ tìm đến chủ thể đó khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Điều này nhằm đảm bảo tính hệ thống, tránh chồng chéo trong xác định trách nhiệm.