Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công? Phân tích hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công?
Trong quan hệ lao động, người lao động được quyền thực hiện việc đình công đối với công việc của mình đang làm theo như quy định của pháp luật. Do đó, mà chúng ta có thể thường hay bắt gặp các hình ảnh người lao động đình công ở các khu công nghiệp, xí nghiệp và nhà máy là rất nhiều để đồi lại quyền lợi hợp pháp cho mình. Tuy nhiên, việc người lao động sử dụng quyền đình công của mình như thế nào để tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Chính vì thế mà cũng trong
Cơ sở pháp lý:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
Trước khi đi vào tìm hiểu về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về khái niệm đình công được quy định tại Điều 198
Từ quy định trên có thể thấy rằng việc đình công sảy ra xuất phát từ các tranh chấp lao động giữ người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì đã có tranh chấp trước đó nên sẽ xuất hiện các hành vi đàn áp, hành vi tiêu cực trong quá trình đình công nên pháp luật này đã có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công theo như quy định tại Điều 208 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
Điều 208. Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Trên cơ sở quy định tại Điều 208 Bộ luật này đã có quy định sau hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công. Đối với nội dung của mỗi hành vi sẽ được tác giả phân tích chi tiết hơn ở phần dưới đây:
2. Phân tích hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công
2.1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì nhóm các hành vi thuộc về cản trở thực hiện thì sẽ có các chủ thể khác nhau thực hiện các công việc, hoạt động của mình. Trong đó, các chủ thể bao gồm: người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động, người lao động và các chủ thể ủng hộ đình công. Và nhũng hành vi của các đối tượng này được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi người sử dụng lao động và những chủ thể ủng hộ cho người sử dụng lao động, không được có các hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công của người lao động. Bên cạnh đó, đối với các hành vi ngăn cản của người sử dụng lao động có thể là đe dọa người lao động, cắt lương người lao động, đóng cửa không cho người lao động vào nơi làm việc, phân biệt đối xử người lao động những hành vi này đều bị nghiêm cấm.
Thứ hai, khi tổ chức đại diện người lao động, người lao động và các chủ thể ủng hộ đình công, không được kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 195
Thứ ba, khi tổ chức đại diện người lao động, người lao động và các chủ thể ủng hộ đình công, không được cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc như những hành vi chặn cổng nơi làm việc, có các hành vi bạo lực, chửi bới người lao động đi làm việc,… hoặc là những hành vi khiến người lao động không thể làm việc một cách bình thường, dẫn tới ảnh hưởng chất lượng công việc, vì vậy bị cấm.
2.2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động
Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 208 Bộ luật này thì nhóm các hành vi cực đoàn khi tham gia đình công, cũng là những hành vi tiêu biểu thể hiện tính tiêu cực của đình công mất kiểm soát đối với xã hội. Trong đó, pháp luật đã có quy định về các hành vi bạo lực được xác định là những hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. Trong đó, Bạo lực thể chất được xác định bao gồm các hành vi gây thương tích qua tác động thể chất như đánh, đấm, đá, dùng vũ khí hoặc vật sắc nhọn gây thương tích cho người khác, cong bạo lực tinh thần đưa ra các lời nói, hoặc các hình ảnh gây ảnh hưởng đến tinh thần người lao động
Bên cạnh đó cũng có quy định về hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo như quy định thì có thể hiểu là hành vi phá hoại tài sản của người khác, và cũng là hành vi phổ biến đối với hiện tượng đình công mất kiểm soát, biến tấu. Người lao động bị kích động, được cổ xúy, theo đám đông đập phá, hủy hoại thiết bị tài sản của người sử dụng lao động.
2.3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng
Theo như quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật này thì có quy định về các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng có phạm vi tương đối rộng, đó có thể là các hành vi cản trở giao thông, rối loạn mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, khủng bố, phóng hỏa,… Các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng của người lao động khi đình công thì không chỉ ảnh hưởng tới người sử dụng lao động mà còn dẫn tới việc gây mất trật tự, an toàn cho toàn bộ một khu vực.
2.4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công
Theo như quy định tại Khoản 4 Điều 208 Bộ luật này thì các hành vi này tương đối giống với các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến tổ chức đại diện người lao động. Theo đó, những hành vi vi phạm sẽ bị quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động hay xử lý kỷ luật lao động đối với bất kể người lao động nào phải có căn cứ pháp luật cụ thể:
– Theo như quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng,
– Theo như quy định tại Điều 124, Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc xử lý kỷ luật.
Cũng theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì việc chuyển người lao động sang thực hiện các công việc khác so với hợp đồng cũng chỉ được thực hiện trong trường hợp bất khả kháng và nội dung cụ thể được quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019 khi người sử dụng lao động không còn cách nào khác ngoài điều động người lao động sang làm các công việc này trong một thời gian nhất định.
Đồng thời, cũng tại Điều 8 Bộ luật lao động năm 2019 đã có quy định về các hành vi trên cũng thể hiện một dạng phân biệt đối xử, mà phân biệt đối xử tại nơi làm việc, hành vi bị tuyệt đối nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
2.5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công
Theo như quy định tại Khoản 5 Điều 208 Bộ luật này thì đối với các hành vi trù dập, trả thù người lao động dù với bất kỳ lý do gì đều là phân biệt đối xử tại nơi làm việc, thậm chí có mức độ nặng hơn so với thực hiện chấm dứt hợp đồng, kỷ luật lao động, chuyển công việc, nơi làm việc. Trù dập, trả thù người lao động có thể ở mức độ nhẹ, khiến người lao động khó chịu, nhưng cũng có thể ở mức độ nặng hơn, người sử dụng lao động có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự cho hành vi của mình.
2.6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Theo như quy định tại Khoản 6 Điều 208 Bộ luật này thì có thể là hành vi xuất phát từ bất kỳ chủ thể nào trong tranh chấp lao động. Do đó, việc lợi dụng đình công, một quyền của người lao động cũng như tổ chức đại diện người lao động để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trái với bản chất mục tiêu mà đình công hướng tới.
Như vậy, các hành vi bị cấm trước, trong và sau quá trình đình công theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì đã phần các hành vi này đều thuộc vào loại các hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì thế, mà các hành vi này là những hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức bảo vệ người lao động điều không được thực hiện những hành vi này. Bởi vì tính chất và đặc điểm của các hành vi này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.