Giám đốc thẩm và phiên toà giám đốc thẩm dân sự là gì? Thủ tục tiến hành xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm dân sự?
Để khắc phục những sai lầm của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Giám đốc thẩm và phiên toà giám đốc thẩm dân sự là gì?
Khái niệm về giám đốc thẩm được ghi nhận tại Điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.”
Thực chất, giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự, trong đó Tòa án có thẩ quyền kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Giám đốc thẩm là biện pháp tố tụng bảo đảm cho vụ án dân sự được giải quyết đúng pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra việc thực hiện, xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, giám đốc thẩm còn có ý nghĩa quan trọng trọng việc xây dựng nhà nước pháp quyền, trong việc tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn xét xử, góp phần giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử. Đây cũng là thủ tục quan trọng trong công tác giải thích pháp luật.
Phiên tòa giám đốc thẩm dân sự là phiên tòa do Ủy ban Thẩm phán
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thủ tục có nghĩa là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trật tự nhất định, theo quy định của cơ quan nhà nước”.
Có thể hiểu, thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm dân sự là một loại thủ tục phiên tòa được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Đó là cách thức, trình tự tiến hành phiên tòa, được thực hiện bởi những người tiến hành tố tụng nhằm xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thủ tục tiến hành xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm dân sự?
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật tố tụng dân sự, thì thủ tục phiên toà giám đốc thẩm được tiến hành như sau:
(1) Chủ tọa khai mạc phiên tòa.
(2) Sau khi khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.
(3) Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ.
(4) Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
(5) Các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Có các tác giả cho rằng, hình thức mở phiên tòa không công khai thì tính dân chủ, tính trách nhiệm chưa thể cao do sức ép từ công luận, các bên đương sự không lớn. Chất lượng của xét xử giám đốc thẩm sẽ bị ảnh hưởng do tính tránh tụng yếu, sự giám sát của xã hội đối với hoạt động giám thẩm không được cao.
Do vậy, cần phải cải tiến phiên tòa giám đốc thẩm theo hướng mở công khai nhằm thúc đẩy tranh tụng, tăng cường sự giám sát của nhân dân, phản biện của xã hội đói với xét xử giám đốc thẩm. Nâng cao việc tranh luận tại phiên tòa giám đốc thẩm là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng giám đốc thẩm.
Bên cạnh việc đề cao tranh luận, phát huy trí tuệ của Hội đồng giám đốc thẩm thì cần thiết phải đề cao việc tranh tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm, có như vậy, thì sự thật khách quan của vụ án mới được làm sáng tỏ, các quyết định giám đốc thẩm mới thật sự chuẩn xác. Nếu coi phiên tòa giám đốc thẩm là một phiên tòa xét xử thì việc mở phiên tòa không công khai phần nào chưa phù hợp với nguyên tắc xét xử công khai.
Khi xem xét về thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm, thì cần chú ý đến phần biểu quyết về việc giải quyết vụ án, cụ thể:
Trường hợp 1: Trường hợp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp 2: Trường hợp toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Trường hợp 3: Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp 4: Trường hợp toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Như vậy, căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm, thì yêu cầu về số người tham gia phiên toà giám đốc thẩm cũng có sự khác nhau và yêu cầu về kết quả biểu quyết thông qua quyết định của Hội đồng thẩm phán cũng có sự khác nhau.
Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm đơn giản hơn so với phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự, điều này cũng dễ hiểu vì về bản chất phiên tòa giám đốc thẩm như một phiên họp hơn, ở đây không có sự tham gia của đương sự, người bảo vệ lợi ích của đương sự hay những người tham gia tố tụng khác, không có thủ tục tranh tụng hay các thủ tục phức tạp khác ở các phiên tòa xét xử thông thường.
Nhìn chung, thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm được quy định tại Điều 341