Khái quát về bị đơn, quyền và nghĩa vụ của bị đơn? Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự?
Trong quá trình tham gia các mối quan hệ pháp luật dân sự, các bên có quyền khởi kiện đến Toà án nhân dân khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Khi có
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Khái quát về bị đơn, quyền và nghĩa vụ của bị đơn?
Theo Khoản 3 Điều 68
Bị đơn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
+ Bị đơn cũng như các đương sự khác phải tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. Bị đơn phải tiến hành cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trường hợp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án để họ được biết. Bị đơn có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Trong quá trình tố tụng thì bị đơn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để được biết về vụ án.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
+ Bị đơn có quyền yêu cầu Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp phải hủy bỏ. Đồng thời bị đơn có thể tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình tối đa trong quá trình tố tụng.
+ Bị đơn có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
+ Bị đơn sẽ được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
+ Sau khi nhận được thông báo từ Tòa án thì Bị đơn có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
+ Đồng thời bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.
+ Bên cạnh đó thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
+ Nếu như yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của Bị đơn không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác để giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh các quyền mà Pháp luật trao cho bị đơn thì bị đơn phải thực hiện các nghĩa vụ cụ thể sau:
+ Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Bị đơn bắt buộc phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc, không được trốn tránh các nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến quá trình tố tụng.
+ Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
+ Bị đơn phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, bị đơn được pháp luật trao các quyền trong quá trình tố tụng dân sự, bao gồm quyền phản tố, tức phản bác lại việc tố cáo của nguyên đơn đối với bị đơn
2. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự?
Tại Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo được quy định cụ thể như sau:
+ Bị đơn phải tiến hành nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Thời hạn để tiến hành nộp văn bản này của bị đơn là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án.
Trường hợp nếu cần gia hạn do chưa thể gửi văn bản ý kiến của mình thì thì bị đơn phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do. Tòa án sẽ xem xét lý do và nếu thấy rằng việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn đã quy định.
+ Bị đơn có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ Tòa án không thể công khai đó là các nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
– Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn như đã phân tích ở trên thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền và lợi ích của mình
– Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khi nhận thấy yêu cầu phản tố của bị đơn nhằm mục đích để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Khi nhận thấy yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau về quyền và lợi ích. Trường hợp này nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
– Về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Theo đó Bị đơn thực hiện phản tố sẽ gửi đơn phản tố đến
Tòa án thực hiện việc tiếp nhận đơn phản tố qua bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn để lưu lại. Theo đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn phản tố thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn phản tố.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được quy định cụ thể như sau: bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về bị đơn trong tố tụng dân sự, quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự, thủ tục yêu cầu phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự cũng như các nội dung liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự.