Những trường hợp mà Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường theo đúng mục đích sử dụng đất trước đó như việc bồi thường về tổn thất đối với cây trồng, vật nuôi trong trường hợp phải thu hoạch sớm hoặc di dời địa điểm vì thu hồi đất. Vậy mức bồi thường trong trường hợp này được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về cây trồng, vật nuôi:
Cây trồng là cây được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt, đưa vào sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài cây trên Trái Đất. Cây trồng được thu hoạch hằng năm hay theo vụ mùa, các sản phẩm này được dùng để làm thức ăn, cỏ khô, và cho nhiều những mục đích kinh tế khác.
Vật nuôi được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau: vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ. Có thể hiểu một cách đơn giải thì vật nuôi là những động vật mà chúng ta mua về nuôi giữ trong nhà với các mục đích khác nhau gồm tất cả các loại phổ biến như chó, gà, lợn,…. đối với vùng biển thì có thể nuôi dưới nước như cá, tôm,…. .
Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bù đắp tổn thất về quyền sử dụng đất mà hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Để nhận được bồi thường khoản thiệt hại này, người bị thu hồi đất phải đáp ứng những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định.
2. Bồi thường khi thu hồi đất đối với đất có liên quan đến vật nuôi, cây trồng:
2.1. Trường hợp bị thu hồi đất:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Thứ nhất, thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thứ hai, thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thứ ba, thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, đất bị nhà nước thu hồi sẽ nằm trong 03 trường hợp nêu trên, đối với trường hợp thứ nhất thì đất thu hồi khi trong vùng gặp đe dọa tới an ninh như có thể bị các nước khác xâm chiếm. Trong sử dụng đất thì có quy định về các hành vi trái pháp luật nên nếu xét thấy có vi phạm sẽ bị thu hồi lại đất theo quy định và đối với những trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước giao cho nhưng khi không sử dụng đến hoặc hết hạn sử dụng thì người sử dụng sẽ trả lại đất tự nguyện.
2.2. Điều kiện được bồi thường:
Tại khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường”.
Như vậy, để được bồi thường về nhà ở, cây trồng, vật nuôi thì phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
+ Quyền sử dụng đất bị thu hồi phải được công nhận là tài sản của người sử dụng đất và thuộc loại được phép giao dịch. Tức là có căn cứ chứng minh Quyền sử dụng đất thuộc về chủ sở hữu như: thông qua các giấy tờ về quyền sử dụng đất gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản liền kề trên đất; các loại giấy tờ giao dịch khác hợp pháp như được tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,….. Trong trường hợp không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
+ Việc thu hồi đất không phải do vi phạm pháp
Các điều kiện bồi thường chi tiết đối với từng chủ thể sử dụng đất được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013.
Đối với bồi thường thiệt hại đối với tài sản trên đất, bồi thường do ngừng sản xuất, kinh doanh thì Nhà nước sẽ bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức theo Điều 88, Điều 90, 92 Luật Đất đai 2013.
Như vậy, áp dụng vào việc thu hồi đất mà làm ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ dựa vào căn cứ là các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc vật nuôi, cây trồng là tài sản nằm trên đất trong trường hợp xảy ra sự kiện thu hồi đất và nhà nước phải bồi thường đối với những tài sản liền kề đó bởi lẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người sử dụng đất.
3. Quy định về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi:
Căn cứ theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp phải ngừng sản xuất cụ thể là bồi thường đối với thiệt hại về cây trồng, vật nuôi theo khoản 2 Điều 88
Tiếp theo lấy căn cứ từ Điều 90 Luật đất đai năm 2013 quy định về bồi thường đối với thiệt hại về cây trồng, vật nuôi thì khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
+ Thứ nhất, đối với cây trồng thuộc nhóm cây hàng năm, thì mức bồi thường được pháp luật quy định tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
+ Thứ hai, đối với cây trồng thuộc nhóm cây lâu năm, thì mức bồi thường được pháp luật quy định tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.
+ Thứ ba, đối với nhóm cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được Nhà nước bồi thường chi phí di chuyển các loại cây và thiệt hại thực tế gặp phải trong quá trình do phải di chuyển, phải trồng lại.
+ Thứ tư, đối với nhóm cây thuộc cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Về bồi thường khi thu hồi trong việc nuôi trồng thủy sản quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
+ Thứ nhất, đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm Nhà nước ra quyết định thu hồi đất nhưng thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường thiệt hại bởi lẽ có thể xuất ra ngoài tiêu thụ.
+ Thứ hai, đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
Ngoài ra, trong trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Khi được bồi thường do Nhà nước thu hồi đất, mức bồi thường mà Nhà nước đưa ra là tổng toàn bộ các khoản bồi thường về đất, bồi thường về nhà ở, công trình xây dựng hay các tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất nhận bồi thường cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của mình:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Tài liệu chứng minh đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận.
Thời hạn nhận bồi thường là 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm trả khoản bồi thường thì sẽ phải thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì không phải tất cả các vật nuôi đều được bồi thường mà chỉ bồi thường với vật nuôi là thủy sản như cá, tôm…vì do đặc tính sinh học của những vật nuôi thủy sản không thể di chuyển (vì không có ao, hồ mới) hoặc di chuyển sẽ bị chết.
Theo đó, khi thu hồi đất nông nghiệp của gia đình bạn nếu trên đất có cây trồng thì ngoài khoản bồi thường giá trị quyền sử dụng đất thì UBND còn phải bồi thường giá trị sản lượng vụ thu hoạch cây trồng tại thời điểm thu hồi đất.