Pháp luật ngày nay quy định ngày càng nhiều về các sở hữu chung cá nhân, pháp nhân, nhà nước và các tổ chức không có tư cách pháp nhân như: hộ gia đình, tổ hợp tác, sở hữu chung giữa cá nhân với cá nhân, giữa các thành viên trong gia đình,...Cùng tìm hiểu Sở hữu chung hỗn hợp là gì? Phân biệt với sở hữu chung theo phần?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu chung hỗn hợp là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là sở hữu chung hỗn hợp thì chúng ta cần biết đến khái niệm về sở hữu chung theo quy định của
Cũng căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 214, quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”. Từ đó có thể suy ra sở hữu chung có đặc điểm là tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu. Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định.
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Trong sở hữu chung theo phần có hình thức sở hữu chung hỗn hợp. Điều 215
“Điều 215. Sở hữu chung hỗn hợp
1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
2. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
3. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận”
Như vậy, theo như quy định được nêu ở trên thì sở hữu chung hỗn hợp được xác định là một phần của sở hữu chung theo phần. Trong đó thì sở hữu chung hỗn hợp cũng giống như các loại sở hữu khác thì đều có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp của mình và phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì tài sản trong sở hữu chung hỗn hợp là các phần góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận cho nên cá nhân có quyền trong sở hữu chung hỗn hợp có quyền nêu trên phải tuân theo các quy định của pháp luật tuân theo nội dung này.
2. Phân biệt với sở hữu chung theo phần:
2.1. Khái niệm:
Sở hữu chung theo phần căn cứ theo quy định tại Điều 209 Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định về khái niệm có nội dung sau: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, pháp luật này cũng có quy định về khái niệm sở hữu chung hỗn hợp là phạm trù kinh tế để chỉ hình thức sở hữu với tài sản thuộc thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân mới. Cơ sở để hình thành tài sản chung là tài sản chung của các chủ thể. Các chủ thể cung có quyền sở hữu đối với tài sản thì được gọi là đồng sở hữu chủ. Tài sản thuộc sở hữu chung là một khối thống nhất, hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể khác.
2.2. Về đặc điểm pháp lý:
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Tuy nhiên thì đặc điểm pháp lý chủ yếu của quan hệ sở hữu chung hỗn hợp là một dạng cụ thể của sở hữu chung nhưng đông thời lại có những nét đặc thù riêng. Sở hữu chung hỗn hợp thường có quy mô hoạt động rộng khắp trong nhiều ngành nghề khác nhau và có mục đích thu lợi nhuận nên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không theo các nguyên tắc của sở hữu chung thông thường
– Sở hữu chung theo phần có các đặc điểm về phần quyền sở hữu và nội dung quyền của các đồng chủ sở hữu như sau:
Mỗi đồng sở hữu chủ trong sở hữu chung theo phần biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, mỗi chủ sở hữu theo phần có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các đồng sở hữu chủ cùng nhau chiếm hữu tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Việc xác định phần quyền trong việc sử dụng tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc có tranh chấp sẽ xác định theo nguyên tắc phần quyền bao nhiêu được hưởng lợi (hoặc chịu rủi ro bấy nhiêu).
Phần quyền của các đồng sở hữu chủ có thể là giao dịch của đối tượng giao dịch dân sự , nếu một trong các đồng chủ sở hữu chết thù phần quyền được để lại cho những người thừa kế. Trong trường hợp một trong các đồng sở hữu chủ từ bỏ quyền sở hữu hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước.
Khi một trong các đồng sở hữu chủ muốn bán phần quyền của mình thì các đồng chủ sở hữu khác có quyền được ưu tiên mua theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Đặc điểm của sở hữu chung hỗn hợp: sở hữu chung hỗn hợp là tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu. Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định.
2.3. Về chủ thể:
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi chủ sở hữu chung có thể bán phần quyền của mình cho người thứ ba , có nghĩa là có thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung. Khách thể là tài sản
Tuy nhiên, trong quan hệ sở hữu chung hỗn hợp là nhóm cá nhân hoặc nhóm pháp nhân… thuộc các thành phần kinh tế cùng liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh. Còn khách thể ở đây được quy định là tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật
2.4. Về phát sinh hình thức:
Sở hữu chung theo phần thường phát sinh trong quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết vốn… Các đồng chủ sở hữu cộng hợp phần tài sản để cùng sản xuất, sử dụng, góp phần khai thác, tận dụng được mức tối đa giá trì sử dụng tài sản. Sỏ hữu chung theo phần là cơ sở để chủ sở hữu liên doanh, liên kết, chung vốn mua sắn các tài sản hoặc xây dụng các công trình mà nếu một chủ thể riêng biệt thì không đủ khả năng để thực hiện.
Trong khi đó thì sở hữu chung hỗn hợp phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình như trong quan hệ vợ chồng hoặc trong quan hệ hộ gia đình, trong quan hệ cộng đồng.
2.5. Nội dung:
Sở hữu chung theo phần là việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tuân theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự năm 2015 về sở hữu chung theo phần. Trong khi đó thì nội dung của sở hữu chung hỗn hợp là việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tuân theo quy định tại Điều 209 Bộ luật này về sở hữu chung theo phần và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, quản ký, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015.