Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai? Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất?
Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Đảng và Nhà nước từ trước đến nay đều rất quan tâm trong vấn đề quản lý nhà nước về đất đai. Vậy hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật đất đai 2013.
+
1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đại tại Việt Nam.
– Với chức năng quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ và UBND các cấp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nội dung của chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Luật đất đai năm 2103 dành một chương để quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, từng nội dung, vai trò tổ chức, chỉ đạo và quyết định của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, hệ thống này bao gồm các loại cơ quan sau: cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai và các tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất đai.
1.1 Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai.
– Cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai:
+ Bộ tài nguyên và môi trường: Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.
+ Sở tài nguyên và môi trường: Là cơ quan thuộc UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có chức răng quản lý tài nguyên đất và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường.
+ Phòng tài nguyên và môi trường: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và lĩnh vực môi trường.
+ Cán bộ địa chính cấp xã : Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp UBND xã, phường, thị trán trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là ở các địa phương, cán bộ địa chính cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn. Họ thường được thuyên chuyển từ các công tác khác sang làm quản lý đất đai, vì vậy trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.2 Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.
Từ trước đến nay, trong quản lý nhà nước về đất đai, những thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục để xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng đất thường gây nhiều khó khăn cho người sử dụng đất. Vì vậy, một trong những mục tiêu của pháp luật đất đai là cải cách căn bản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất, bàn giao mặt bằng trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong phạm vi cả nước. Cho nên, bên cạnh việc tổ chức, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai, các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất đã được quy định trong Luật đất đai năm 2013 Các tổ chức đó bao gồm văn phòng đăng kí đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất.
– Văn phòng đăng kí đất đai: Cơ quan này là tổ chức sự nghiệp thuộc sở tài nguyên và môi trường, thuộc phòng tài nguyên và môi trường của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Văn phòng đăng kí đất đai có chức năng tổ chức thực hiện đăng kí QSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục hành chính trong quản lí, sử dụng đất đai theo cơ chế “một cửa”.
Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật đất đai đã quy định những thủ tục hành chính trong quản lí, sử dụng đất đai và thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, trong đó thể hiện vai trò quan trọng của văn phòng đăng kí đất đai trong mọi công việc.
Văn phòng đăng kí đất đai trực thuộc sở tài nguyên và môi trường có các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện việc đăng kí QSDĐ đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh;
+ Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính gốc, cung cấp bản sao hồ sơ địa chính gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai cho sở tài nguyên và môi trường, tiếp nhận kết quả biến động đất đai từ cơ quan quản lý đất đai để chỉnh lý thống nhất về hệ thống hồ sơ địa chính gốc;
+ Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về đất đai;
+ Cung cấp số liệu địa chính cho cỡ nan thuế để vận định.
+ Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định mức thu đối với các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai;
+ Thực hiện dịch vụ trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai;
+ Thu phí, lệ phí từ đất đai liên quan đến việc đăng kí QSDĐ.
Văn phòng đăng kí đất đai thuộc phòng tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ:
+ Đăng kí QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân;
+ Thực hiện các dịch vụ về trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin đất đai;
+ Thu các phí dịch vụ từ việc đăng kí QSDĐ.
Như vậy, cùng với Luật đất đai năm 2013,
– Tổ chức phát triển quỹ đất: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ CP về việc giao cho tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư. Quy định trên xác định việc thu hồi đất thực hiện theo hai cơ chế.
+ Thứ nhất, trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và đã có dự án đầu tư thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi đất, thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao quỹ đất cho các nhà đầu tư.
+ Thứ hai, trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có dự án đầu tư thì UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và quản lý quỹ đất này.
Như vậy, tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 là tổ chức do UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo loại hình hoạt động sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp công ích có chức năng phát triển quỹ đất, vận động và xúc tiến đầu tư vào khu vực quy hoạch nhưng chưa có các dự án đầu tư.
Tổ chức phát triển quỹ đất có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Thực hiện việc quản lý quỹ đất sau thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Nhận chuyển nhượng QSDĐ trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của UBND cấp tỉnh.
– Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Tổ chức việc đấu giá QSDĐ đối với đất được Nhà nước giao quản lý.
Như vậy, với các nhiệm vụ nêu trên, tổ chức phát triển quỹ đất sẽ bóc tách dần chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực lĩnh vực đất đai và đó chính là xu hướng mới trong quan niệm hiện nay.
– Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP thì tổ chức có đủ điều kiện, năng lực và được hoạt động dịch vụ về giá đất thì được tư vấn giá đất. Tuy nhiên, tư vấn giá đất mới chỉ là một phần trong khả năng tư vấn của các doanh nghiệp đối với nhiều hoạt động dịch vụ khác nhau. Vì vậy, tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất đai được hiểu là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo các luật về doanh nghiệp và được cấp phép hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đất đai.
Hoạt động tư vấn bao gồm những lĩnh vực sau: Thực hiện dịch vụ tư vấn giá đất trong việc xây dựng giá đất tại các địa phương, tư vấn giá đất khởi điểm để đấu giá QSDĐ theo yêu cầu của hội đồng đấu giá QSDĐ hoặc của toà án nhân dân, tư vấn giá đất cho người sử dụng đất, cho các tổ chức tài chính, tín dụng trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm về QSDĐ.
– Hoạt động dịch vụ tư vấn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho sở tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên và môi trường, UBND xã trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
– Hoạt động dịch vụ tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho sở tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên và môi trường.
– Hoạt động dịch vụ về đấu giá QSDĐ.
– Hoạt động dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Như vậy, với việc thành lập các loại hình tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất đai, thủ tục hành chính được quy về các đầu mối giúp cho người sử dụng đất nhanh chóng tiếp cận các quyền của mình và góp phần làm cho cơ quan nhà nước quản lý đất đại với hiệu quả cao hơn.