Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là chính sách quan trọng của nhà nước đối với người sử dụng đất bị nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp nhất định. Có những trường hợp khi nhà nước thu hồi được hỗ trợ tái định cư. Vậy suất tái định cư là gì? Quy định về suất tái định cư tối thiểu?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tái định cư?
Tái định cư là một thuật ngữ được sử dụng phổ biên trong sách, báo pháp lý ở nước ta hiện này, đặc biệt là trong các quy định pháp
Vậy, tái định cư là gì?
Từ điển Luật học- cuốn sách giải thích trên khía cạnh pháp lý về các thuật ngữ pháp lý thông dụng không đưa ra định nghĩa về tái định cư. Trong “Đại từ điển tiếng Việt” cũng không giải thích thuật ngữ “tái định cư”. Tuy nhiên tác giả lại chỉ rõ: “tái”: hai lần hoặc lần thứ hai; lại một lần nữa”; “định cư”: ở lại một nơi nhất định để sinh sống và làm ăn, phân biệt với du cư”. Như vậy, có thể hiểu tái định cư là việc một lần nữa chuyển đến một nơi nhất định để sinh sống và làm ăn ổn định.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, thuật ngữ ‘tái định cư” được sử dụng nhiều, song cho đến nay cũng chưa có bất kỳ văn bản nào đưa ra khái niệm chính thức về tái định cư. Tại điểm c, Khoản 2, Điều 83 chỉ quy định tái định cư là một trong các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, theo đó: “Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở”. Như vậy, trong phạm vi mối quan hệ với bồi thường khi nhà nước thi hồi đất thì tái định cư được hiểu là một trong các khoản hổ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Khi nghiên cứu về tái định cư, một số tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau về tái định cư. Một số tác giả đưa ra định nghĩa tái định cư dựa trên hình thức bồi thường, theo đó tái định cư là việc người sử dụng đất được bối trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị nhà nước thi hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở.
Một số tác giả khác lại xem tái định cư là một biện pháp được Nhà nước áp dụng, theo đó, tái định cư là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, khi mà đất định cư cũ bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, mảnh còn lại không đủ điều kiện để ở lại nơi ở cũ, phải di chuyển đến nơi ở mới.
Trên cơ sở tham khảo các khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm tái định cư cụ thể như sau: Tái định cư là một trong các trách nhiệm của Nhà nước bố trí nơi ở mới cho người bị nhà nước thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Tái định cư là hậu quả pháp lý của hành vi thu hồi đất của Nhà nước.
2. Tái định cư có các đặc điểm cơ bản:
– Tái định cư là một phương thức bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất.
– Tái định cư chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở.
– Nhà nước chỉ thực hiện tái định cư khi Nhà nước thi hồi đất ở trong trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và người có đất ở bị thu hồi phải có đủ điều kiện được tái định cư theo quy định của pháp luật.
– Mục đích của tái định cư là nhằm giải quyết chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và sinh hoạt.
– Tái định cư là biện pháp giảm nhẹ các động xấu về kinh tế văn hóa- xã hội đối với một bộ phận dân cư phải di chuyển nơi ở vì sự phát triển chung của đất nước.
– Tái định cư có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức bồi thường khác khi nhà nước thu hồi đất ở. Tái định cư là hình thức bồi thường có vai trò quan trọng nhất khi nhà nước thu hồi đất ở, cùng với các hình thức bồi thường khác giúp cho người dân nhanh chóng ổng định cuộc sống, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi bị thu hồi đất ở, đồng thời giúp Nhà nước thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước nói chung.
3. Suất tái định cư là gì?
Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và khả năng chi trả của người được tái định cư, nếu người đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà không nhận tiền để tự lo chỗ ở mới, sẽ được ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ bằng đất ở hoặc nhà ở tại khu vực có đất bị thu hồi hoặc tại nơi có điều kiện bố trí tái định cư.
Nguyên tắc bố trí tái định cư là phải công khai hóa phương án tái định cư; ưu tiến bố trị vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Trên cơ sơ quy định của pháp luật, cũng như theo quan điểm của tác giả: “Suất tái định cư là phần nhà ở hoặc đất ở có diện tích nhất định hoặc bằng tiền được nước bố trí tái định cư cho người sử dụng đất bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, suất tái định cư này chỉ gắn liền với người sử dụng đất bị thu hồi đất được xác định (sẽ được Giấy chứng nhận quyền sửu dụng đất).
Để được nhận một suất tái định cư thì người có đất bị thu hồi phải nộp tiền sử dụng đất, giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu. (Khoản 3, Khoản 4, Điều 86 Luật Đất đai)
4. Quy định về suất tái định cư tối thiểu:
Quy định về suất tái định cư tối thiểu được ghi nhận tại Điều 27
Thứ nhất, suất tái định cư tối thiếu được xác định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư. Đây cũng là biểu hiện của một trong ba hình thức tái định cư được nhà nước sử dụng. Đối với mỗi trường hợp thì suất tái định cư tối thiếu cũng có sự xác định khác nhau:
(1) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
(2) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
(3) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.
Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
Thứ hai, căn cứ vào quy định trên và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền. Chẳng hạn, tại Điều 29 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND quy định nội dung thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, quy định về suất tái định cư tối thiểu của Hà Nội như sau:
Diện tích của suất tái định cư tối thiểu:
– Đối với các khu vực, các dự án thực hiện việc bồi thường, giao tái định cư bằng đất ở thì diện tích suất tái định cư tối thiểu bằng diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định;
– Đối với các khu vực, các dự án thực hiện việc bồi thường, giao tái định cư bằng căn hộ chung cư thì diện tích suất tái định cư tối thiểu bằng 30m2.
Giá trị suất tái định cư tối thiểu bằng tiền được xác định theo diện tích suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với giá đất ở hoặc giá nhà ở tại nơi bố trí tái định cư của hộ gia đình, cá nhân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Đất đai năm 2013.
Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.