Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Nội dung thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?
Hiện nay, việc lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang được các cấp chính quyền vô cùng quan tâm và đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, đưa công tác quản lý đất đai ở các địa phương trên cả nước. Với những vai trò to lớn như thế thì việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng rất cần được chính quyền các cấp quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- 2 2. Nội dung thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- 3 3. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- 3.1 3.1. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
- 3.2 3.2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
- 3.3 3.3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện:
- 3.4 3.4. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh:
1. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong
– Đối với việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nội dung này được ban hành đã nhằm mục đích xác định giao thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh – hai hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới theo Luật đất đai 2013. Việc đưa ra quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong công tác này.
– Luật đất đai 2013 ra đời đã xác định vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Như vậy, ta nhận thấy, quy định này được ban hành đã nâng cao tính công khai, minh bạch trong công tác quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, từ đó mà vai trò của Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, cũng chính vì thế, quy định này cũng nhằm mục đích để nâng cao vị thế của nhân dân trong việc quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Luật đất đai 2013 còn bổ sung quy định “ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 45 Luật đất đai 2013 so với
2. Nội dung thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
– Thứ nhất: Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất.
– Thứ hai: Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
– Thứ ba: Hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường.
– Thứ tư: Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
– Thứ nhất: Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất.
– Thứ hai: Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
– Thứ ba: Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
Cần lưu ý rằng:
Theo quy định của pháp luật đất đai thì Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm định và gửi
Đối với các trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật nước ta.
3. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai .
3.1. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm gửi một hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.
Theo quy định pháp luật hiện hành, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn không quá năm ngày, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến.
Trong trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ, trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ.
Trong các trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá mười ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn không quá 15 ngày, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn không quá mười năm ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong thời hạn không quá mười ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
– Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch tỉnh.
– Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực.
– Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các công trình, dự án đã thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
– Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất: Tính phù hợp của các giải pháp với tình hình thực tế của địa phương; nguồn lực và khả năng huy động vốn để thực hiện kế hoạch.
3.2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật.
Trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ theo quy định.
Trong các trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định quy hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua, gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt.
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ.
Đối với việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như sau:
– Không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã phân bổ cho cấp tỉnh.
– Không làm thay đổi mục đích, cơ cấu các loại đất theo chức năng trong phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
3.3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện:
Theo quy định của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP, cứ vào quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ phải gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.
Trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn không quá mười năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất, gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Dựa vào hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được hoàn thiện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12.
3.4. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến thẩm định theo đúng quy định pháp luật.
Theo quy định pháp luật, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến thẩm định.
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ.
Cũng theo quy định pháp luật, kể từ ngày nhận được hồ sơ và cụ thể là tong thời hạn không quá mười năm ngày các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cần lưu ý rằng, trong thời hạn không quá năm ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp và gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong các trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Trong thời hạn không quá mười năm ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể và chi tiết về các trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; kế hoạch sử dụng đất an ninh. Việc ban hành các quy định này đã góp phần quan trọng đối với hoạt động thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cung như công tác quản lý đất đai của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.