Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì? Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai?
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được sử quản lý của Nhà nước, theo quy định của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Quy hoạch sử dụng đất là thực hiện việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Quy hoạch sử dụng đất đai được hiểu như là quy hoạch tổng thể cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai khác. Theo quy định của Luật đất đai thì quy hoạch sử dụng đất là cơ sở cho các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng…Các quy hoạch phát triển này khi được lập ra đều phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cứ, các quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai, các nội dung của quy hoạch này không trái với các nội dung trong quy hoạch làm ảnh hưởng đến quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất đai được xem như là căn cứ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất hàng năm, kỳ quy hoạch sử dụng đất được quy định có thời gian 10 năm, do đó, quy hoạch đất đai được lập ra trong một khoảng thời gian khá dài, quy hoạch này là cơ sở đó để thực hiện và vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của vùng hay địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai được cơ quan các cấp lập ra vừa nhằm mục đích quản lý, sử dụng đất đai, vừa là chỗ dựa để cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn quy hoạch, địa bàn quy hoạch này phụ thuộc vào địa bàn trên cả nước hoặc địa bàn của vùng tuỳ theo phạm vi quy hoạch đã được quy định trước đó.
Khi đã được xem là quy hoạch, tức quỹ đất nằm trong quy hoạch đều được dự tính trước mục đích sử dụng đất, do vậy, quy hoạch sử dụng đất đai được lập ra sẽ có vai trò hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theo quy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của. Quy hoạch sử dụng đất được tính toán về mục đích sử dụng đất sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng đất tự phát, không đạt hiệu quả kinh tế, gây lãng phí tài nguyên đất đai, tránh các sai phạm trong quá trình sử dụng đất.
Kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai được hiểu là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
2. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai?
Theo Điều 35 Luật đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2018 thì nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ ràng và yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân theo các nguyên tắc này.
– Về nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia khi tiến hành lập phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã. Điều này nhằm nắm bắt và đảm bảo sự cụ thể trong quy hoạch, lập ra một quy hoạch chi tiết phù hợp với đặc điểm đất của các vùng.
+ Nguyên tắc cơ bản của việc lập quy hoạch sử dụng đất là bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng do đây là các loại đất quan trọng đối với kinh tế cũng như tự nhiên.
+ Việc lập quy hoạch cần bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. Sự cân bằng giữa các nhu cầu sử dụng đất được xem xét dựa trên tình hình sử dụng đất các năm trước cũng như tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực cần phát triển.
+ Việc lập quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu theo từng giai đoạn, sự linh hoạt này cần đến sự xem xét và có các biện pháp từ cơ quan lập quy hoạch.
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch cơ bản và là quy hoạch có tầm nhìn rộng nhất, do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất thì nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Theo đó quy hoạch sử dụng đất bao gồm: quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch sử dụng đất an ninh.
+ Theo quy định của Luật đất đai thì thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm; tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
– Về nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Kế hoạch sử dụng đất được lập dựa trên quy hoạch sử dụng đất và phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của xã hội, của tình hình kinh tế từng tỉnh, huyện trên địa bàn.
+ Kế hoạch sử dụng đất được lập ra phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đồng bộ kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp, đặc biệt đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh, tránh việc lập kế hoạch không phù hợp với hiện trạng phân bổ đất.
+ Cũng như việc lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất phải được lập nên nhằm mục đích sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; đồng thời kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu để đảm bảo việc sử dụng đất đạt hiệu quả tối đa nhất.
+ Đất đai không chỉ là nguồn phát triển kinh tế mà còn là nơi xây dựng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, do đó, kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo bảo vệ, tôn tạo các di tích và danh lam thắng cảnh của đất nước.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt là nền tảng đã được phê duyệt kỹ lưỡng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước, do đó kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất này.
+ Kế hoạch sử dụng đất bao gồm: Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; kế hoạch sử dụng đất an ninh.
+ Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia
Theo Điều 38 Luật đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2018 thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia được quy định cụ thể như sau:
– Về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
+ Việc sử dụng đất đai phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên của từng vùng miền, do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;
+ Để nhận định và lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho thời kỳ tiếp theo thì cần phải xem xét đến hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước. Hiện trạng sử dụng đất thời kỳ trước phản ánh được sự hiệu quả hay không hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất từ đó rút ra các kinh nghiệm trong việc lập quy hoạch. Đồng thời cần xem xét tiềm năng đất đai so với thời kỳ trước và so với tình hình kinh tế xã hội thời kỳ tiếp theo, mở rộng tầm nhìn để xem xét về khả năng lập quy hoạch đối với quy hoạch sử dụng đất hằng năm.
+ Đặc biệt việc lập quy hoạch sử dụng đất hằng năm cần phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và của cấp tỉnh, nhu cầu về quỹ đất của các ngành, lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch, nhằm xác định chính xác mục đích và phân bổ quỹ đất.
Như vậy để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cần tuân thủ các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, tạo hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như tránh lãng phí tài nguyên đất đai.