Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu các đơn vị yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam. Khi đó, Viện Kiểm sát có văn bản thể hiện yêu cầu, văn bản này có tên gọi đó là Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG).
Mục lục bài viết
- 1 1. Tạm giam, tạm giữ và kiểm sát hoạt động tạm giam, tạm giữ:
- 2 2. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG) là gì?
- 3 3. Mẫu Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG):
- 4 4. Soạn thảo Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG):
- 5 5. Hoạt động yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam:
1. Tạm giam, tạm giữ và kiểm sát hoạt động tạm giam, tạm giữ:
Theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định thì người tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gian hạn tạm giữ theo quy định của
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân là chức năng hiến định nhằm bảo đảm cho pháp luật được áp dụng thống nhất và nghiêm chỉnh. Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng này có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để loại trừ việc vi phạm của bất kỳ cơ quan hoặc cá nhân nào. Bản chất của kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm tra tính hợp pháp trong các hành vi của chủ thể bị kiểm sát. Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân dựa trên các căn cứ pháp lý và các văn bản pháp luật khác có liên quan để xem xét, bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các chủ thể bị kiểm sát.
Chức năng kiểm sát tạm giữ, tạm giam của Viện Kiểm sát được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Viện Kiểm sát năm 2014. Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân cần kiểm tra, giám sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, cá nhân trong hoạt động tạm giữ, tạm giam. Qua đó đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng; quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo pháp luật.
Đối tượng của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam như Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam và những người khác có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
Phạm vi của công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam bắt đầu từ khi có người bị tạm giữ, tạm giam và kết thúc khi chấm dứt việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG) là gì?
Tại Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định như sau:
“Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Khi kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
c) Yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội Biên phòng tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và
Như vậy, theo quy định này thì Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội Biên phòng cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam tại các đơn vị này. Nên có thể hiểu Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG) chính là văn bản do Viện Kiểm sát có thẩm quyền lập gửi tới các chủ thể đang thực hiện tạm giam, tạm giữ và yêu cầu các chủ thể này cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động tạm giam, tạm giữ tại đơn vị đó cho Viện Kiểm sát.
Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG) chính là văn bản để Viện Kiểm sát thể hiện yêu cầu của mình. Và đây cũng là căn cứ để các Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội Biên phòng thực hiện trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động tạm giam theo yêu cầu của Viện Kiểm sát.
3. Mẫu Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG):
Mẫu Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG) được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ- VKSNDTC ngày 26 tháng 1 năm 2018 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Mẫu Văn bản như sau:
Mẫu số 03/TG Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT……………….[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../YC-VKS…-….[3]
……., ngày ……. tháng…..năm 20…….
YÊU CẦU
Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………[2] ………
Căn cứ khoản 2 Điều 22 và Điều 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 2 Điều 42 và Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Để kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,
YÊU CẦU:
(Thủ trưởng đơn vị được yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu) [4].……………… cung cấp ngay cho Viện kiểm sát …….[2]……hồ sơ, tài liệu sau:
1. Hồ sơ …………
2. Tài liệu…………
Nơi nhận:
– Đơn vị được yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu
(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[5]
(Ký tên, đóng dấu)
4. Soạn thảo Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG):
Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam (03/TG) được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Trưởng nhà tạm giữ hoặc Giám thị trại tạm giam hoặc Trưởng buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng
[5] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
5. Hoạt động yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam:
Viện Kiểm sát có thể yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại giam, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam sau khi Viện Kiểm sát nhận được kết quả tự kiểm tra của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại giam, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng tự kiểm tra việc tạm giữ. Như vậy, hoạt động tiền đề để yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu đó là khi Viện Kiểm sát đã yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại giam, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện Kiểm sát. Tuy nhiên sau khi nhận được kết quả tự kiểm tra, Viện Kiểm sát thấy cần phải có những hồ sơ, tài liệu để tiến hành đối chiếu với kết quả tự kiểm tra nên cần thiết phải yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại giam, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng cung cấp hồ sơ, tài liệu.
Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải được thực hiện ngay, tức khi nhận được yêu cầu của Viện Kiểm sát thì phải trả lời và cung cấp tài liệu ngay cho Viện Kiểm sát. Trách nhiệm này được thể hiện rõ ràng theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
* Cơ sở pháp lý:
–
– Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
– Quyết định số 39/QĐ- VKSNDTC ngày 26 tháng 1 năm 2018 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.