Khi có những căn cứ về việc người có thẩm quyền ra quyết định vi phạm pháp luật việc tạm giữ, tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu trả lời về quyết định vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và phải được thể hiện bằng văn bản. Vậy yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam là gì?
- 2 2. Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam:
- 3 3. Quy định của pháp luật về trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam:
1. Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam là gì?
Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam là mẫu yêu cầu được lập ra khi có yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam.
Việc tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Đối với những việc tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội, gây phương hại đến quyền và lợi ích của người khác, tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi áp dụng các biện pháp quản lý. Do đó, nếu trong trường hợp cơ có những dấu hiệu sai phạm, vi phạm pháp luật trong việc tạm giam, tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tạm giam, tạm giữ trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam đó theo quy định của pháp luật.
Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam là mẫu văn bản được dùng để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của họ. Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền trả lời về những quyết định, biện pháp hoặc những việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của mình.
Trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát có quyền kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam trước đó, Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam về những vấn đề liên quan, khi có dấu hiệu tạm giam, tạm giữ mà không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam có quyền yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và
2. Mẫu yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
VIỆN KIỂM SÁT………….
VIỆN KIỂM SÁT………….
Số: ……../YC-VKS…-…
…….., ngày…tháng…năm…
YÊU CẦU
Trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật
trong việc tạm giữ, tạm giam
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……
Căn cứ khoản 2 Điều 22 và Điều 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 2 Điều 42 và Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Xét thấy Quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật……;
Để xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm và có biện pháp xử lý đúng pháp luật,
YÊU CẦU:
1. (Thủ trưởng đơn vị được yêu cầu)…..(1) …trả lời cho Viện kiểm sát ..(2)……về các nội dung sau:
(1)……
(2)…….
(3)……
2. (Thủ trưởng đơn vị được yêu cầu) ….(1) thông báo kết quả cho Viện kiểm sát …(2) ….bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Yêu cầu này./
Nơi nhận:
– Đơn vị được yêu cầu trả lời
(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Quy định của pháp luật về trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam:
– Tại Điều 22 và Điều 24
– Khi có căn cứ về việc tạm giữ, tạm giam một chủ thể nào đó thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tạm giữ, tạm giam phải lập thành biên bản và nêu rõ lý do. Trong trường hợp ra quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giam, tạm giữ thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định sau của Viện kiểm sát nhân dân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
– Trong trường hợp Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải thi hành, nhưng Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Trong trường hợp Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng không nhất trí với kháng nghị đó thì có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền.
– Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng cũng cõ quyền yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 15 ngày hoặc có thể yêu cầu tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.Nếu trong trường hợp cần thiết thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng có thể yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải được thực hiện ngay.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam; đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật:
+ Đối với giải quyết kháng nghị thì thời hạn giải quyết kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị. Kiến nghị của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ Bộ đội biên phòng phải được xem xét, giải quyết, trả lời cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
+ Đối với giải quyết khiếu nại: thời hạn giải quyết là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên phải giải quyết. Khi kháng cáo, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam; đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý của việc kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam; đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật: quyết định của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
– Cơ sở pháp lý:
+