Khi tiến hành chỉ định thầu, quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu thì người đứng đầu có quyền phê duyệt kết quả chi định thầu và phải ra quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Vậy mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là gì?
Mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là mẫu văn bản được dùng để quyết định về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Theo đó, pháp luật quy định về thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu thì hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu cần phải được thẩm định theo quy định của pháp luật và việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu, bên cạnh đó nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu. Quy trình chỉ định thầu thông thường sẽ bao gồm các bước Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu, Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
2. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
UBND TỈNH ………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
Số: …………../QĐ-SGD&ĐT.
….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt kết quả chỉ định thầu ……….(1)………….
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ……(2)……..;
Căn cứ………(2)……….;
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu với các nội dung sau:
1. Gói thầu: ……..(1)………
2. Tên nhà thầu được chỉ định thầu: …………….(3)………..
Địa chỉ: ……….(4)……………
3. Giá trị chỉ định thầu: …………..(5)……………
(Bằng chữ: ………..(6)………………).
4. Hình thức hợp đồng: …………………(7)…..
5. Thời gian thực hiện hợp đồng: ………………(8)…..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở; Trưởng phòng Kế hoạch –Tài chính, Trưởng các phòng, ban liên quan của Sở và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …(9)…;
– Lưu: VT, (10).
GIÁM ĐỐC (11)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu
(1) Tên, nội dung gói thầu.
(2) Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định.
(3) Tên nhà thầu.
(4) Địa chỉ nhà thầu.
(5) Số tiền được chỉ định thầu.
(6) Số tiền được chỉ định thầu viết bằng chữ.
(7) một phần, trọn gói…
(8) Số ngày để thực hiện xong hợp đồng.
(9) Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(11) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
4. Quy định của pháp luật về chỉ định thầu:
Chỉ định thầu được thực hiện theo những trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định, cụ thể tại Điều 55
– Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: tại bước chuẩn bị lựa chọn nhà thầy thì sẽ bao gồm: lập hồ sơ yêu cầu và việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định. Về nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.
– Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu. Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
– Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu thì nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (1) Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; (2) có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt. Theo đó, việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu
– Bước 4: Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định của pháp luật.
– Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Khi tiến hành ký kết hợp đồng thì hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
– Những trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh đó là: những gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu , đồng thời đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22
– Khi thực hiện chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh quốc tế, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu chỉnh sửa quy định về ngôn ngữ, đồng tiền, thời gian trong đấu thầu và các nội dung liên quan khác cho phù hợp với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và
– Về trình tự, thủ tục, lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu áp dụng cho gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hoá: pháp luật quy định khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu áp dụng cho gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa thực hiện chỉ định thầu theo quy trình thông thường, tổ chức, cá nhân phải áp dụng tương ứng và căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế.-
– Về trình tự, thủ tục, lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh hoặc bản yêu cầu báo giá, tổ chức, cá nhân: pháp luật quy định khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh hoặc bản yêu cầu báo giá, tổ chức, cá nhân phải áp dụng tương ứng và căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, khi tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh hoặc bản yêu cầu báo giá, tổ chức, cá nhân không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về các trường hợp khác, cụ thể: nếu trong trường hợp có chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá, dự thảo hợp đồng thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá, dự thảo hợp đồng phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là phù hợp, khoa học, chặt chẽ và không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá phải nêu rõ các nội dung chỉnh sửa so với quy định trong Mẫu hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá và lý do chỉnh sửa để chủ đầu tư xem xét, quyết định.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật đấu thầu 2013
+ Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;