Trong thực tiễn vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến việc các doanh nghiệp bị tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên. Khi đã hết căn cứ áp dụng quyết định này thì cơ quan Nhà nước phải ban hành quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên:
1. Mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên là gì?
Để các doanh nghiệp được xét chế độ ưu tiên thì các doanh nghiệp đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tuân thủ pháp luật, về thanh toán, kế toán, tài chính, kim ngạch, thực hiện thủ tục hải quan – thủ tục thuế điện tử, điều kiện về độ tin cậy của doanh nghiệp, cơ chế kiểm soát tài chính, việc hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thuế và tự nguyện đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Việc tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên ít nhiều có ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp này. Vì vậy, quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên cần được ban hành ngay khi có căn cứ hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với các doanh nghiệp.
Mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên theo đúng quy định của pháp luật. Mẫu được ban hành cần phải nêu rõ nội dung quyết định, lý do hủy quyết định, căn cứ pháp lý ban hành quyết định, thông tin các chủ thể có trách nhiệm thi hàng quyết định,… Mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quyết định tại phụ lục kèm theo
2. Mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: ……../QĐ-TCHQ
…, ngày … tháng … năm ……
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỦY QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số … ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số … ngày … tháng … năm … của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tại Tờ trình số …, ngày… về việc…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy Quyết định số …/QĐ-TCHQ ngày… tháng… năm… của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với Công ty …/ Dự án…; Mã số thuế:…; Địa chỉ:…
Lý do:…
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Công ty …., Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3 (để t/hiện);
– Các Phó Tổng cục trưởng (để chỉ đạo);
– Các đơn vị thuộc Tổng cục (để t/hiện);
– Cục Thuế tỉnh … (để phối hợp);
– Lưu: VT, KTSTQ (3b).
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
– Phần mở đầu:
+ Bộ Tài chính.
+ Tổng Cục hải quan.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Thông tin quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Lý do ban hành quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Thông tin hiệu lực quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Trách nhiệm thi hành quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Tổng Cục trưởng.
4. Một số quy định của pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên:
4.1. Doanh nghiệp ưu tiên là gì?
Pháp luật doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp ưu tiên.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
Như vậy, ta nhận thấy, doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thẩm quyền công nhận doanh nghiệp ưu tiên là cơ quan Hải quan.
Doanh nghiệp ưu tiên sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên riêng biệt so với các doanh nghiệp thông thường khi tiến hành hoạt động xuất, nhâp khẩu.
4.2. Điều kiện trở thành doanh nghiệp ưu tiên:
Để trở thành doanh nghiệp ưu tiên, cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế:
Bởi vì đặc thù là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu nên điều kiện về hải quan, thuế là một trong những điều kiện đầu tiên bắt buộc để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, cụ thể như sau:
Trong thời hạn hai năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi như sau:
– Hành vi trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
– Không nợ thuế quá hạn theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
Doanh nghiệp ưu tiên phải đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên hoặc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
Đối với sản phẩm hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam thì phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 30 triệu USD/năm trở lên.
Cần lưu ý rằng:
– Kim ngạch quy định trên là kim ngạch bình quân của hai năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.
– Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao.
Thứ ba: Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử:
Để các doanh nghiệp được nhận được các chế độ ưu tiên hải quan, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
Thứ tư: Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Một trong những điều kiện bắt buộc để trở thành doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng.
Thứ năm: Điều kiện về kế toán, kiểm toán:
Doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, đối với
Thứ sáu: Một điều kiện nữa không thể thiếu đó là điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:
– Thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
– Có các biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, ta nhận thấy, quy định về điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên là rất chặt chẽ. Pháp luật nước ta đã đưa ra các điều kiện này để đảm bảo một doanh nghiệp sẽ chỉ được ưu tiên khi thật sự xứng đáng với các chính sách ưu tiên của Nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp khác trong thực tiễn.