Hiện nay, việc trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam và trong quá trình kiểm sát đột ngột này thì cần phải có quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam. Vậy mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam được quy định nội dung gì và hướng dẫn soạn thảo ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam:
- 4 4. Một số quy định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam:
1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam là gì?
Tạm giam được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã nội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.
Tạm giữ được biết đến dưới góc độ pháp lý là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để cách li họ với xã hội trong một thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điểu tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm.
Từ hai khái niệm được nêu ở trên thì tạm giữ, tạm gian đều là các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, đối với người bị bắt sẽ bị hạn chế quyền nhân thân như quyền tự do đi lại. Việc tạm giữ, tạm giam sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đột suất bằng mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam và mẫu bày là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam.
Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam được lập ra để quyết định về việc trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam của các cơ quan đơn vị thực hiện việc tạm giữ, tạm giam đối với người bị coi là có tội để phục vụ cho điều tra, tránh tình trạng đối tượng phạm tội có hành vi bỏ trốn và phi tang vật chứng, chứng cứ trong vụ án. Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam:
VIỆN KIỂM SÁT ….
VIỆN KIỂM SÁT ….
Số: ……../QĐ-VKS…-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam
tại ….
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT….
Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ các điều 6, 42 và 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Xét thấy: ….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam tại …. theo các nội dung:
(1) …..;
(2) …;
(3) …..;
Thời gian tiến hành kiểm sát từ ngày……tháng……..năm….đến ngày…….…. tháng….. năm…..
Điều 2. Phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát:
(1) Ông (Bà)….; Chức vụ/chức danh: ….Trưởng đoàn;
(2) Ông (Bà): ….; Chức vụ/chức danh: ….Thành viên;
(3) ….
Điều 3. Yêu cầu (Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát) ….báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả./.
Nơi nhận:
– Đơn vị được kiểm sát (để thực hiện);
– VKS….1…. (để báo cáo);
– Cơ quan quản lý đơn vị được kiểm sát (để biết);
– Thành viên Đoàn kiểm sát( để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên cơ sở giam giữ Viện kiểm sát tiến hành trực tiếp kiểm sát đột xuất
[5] Ghi nội dung thông tin về sự việc có dấu hiệu vi phạm như: trốn, chết tự sát, phạm tội mới, vi phạm về thủ tục thi hành án; chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân; về việc thực hiện chế độ đối với phạm nhân… hoặc yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền
[6] Ghi phạm vi công tác mà Viện kiểm sát tiến hành trực tiếp kiểm sát đột xuất như: về việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; về việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam …
[7] Trưởng nhà tạm giữ hoặc Giám thị trại tạm giam hoặc Trưởng buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng
[8] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
4. Một số quy định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam:
Quy định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam thì khi các hành vi vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng được thể hiện ở chỗ trong công tác tạm giữ, tạm giam, vi phạm chủ yếu là: Hồ sơ thiếu biên bản bắt hoặc báo cáo bắt giữ; tính thời hạn tạm giữ, tạm giam và ghi thời hạn tạm giữ, tạm giam không đúng quy định pháp luật; chậm gửi quyết định tạm giữ, tạm giam đến cơ sở giam giữ, quá thời hạn tạm giam.
– Vi phạm của cơ sở giam giữ được biết đến là những vi phạm của cơ sở giam giữ mang tính phổ biến. Do đó, không lập biên bản giao nhận và xác định tình trạng sức khỏe khi tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam như chưa xem xét dấu vết trên thân thể, phiếu khám sức khỏe của người bị tạm giữ, tạm giam; chưa lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giam; hồ sơ thiếu lý lịch bị can, quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú và các vi phạm về quyền của người bị tạm giữ… Đối với hồ sơ tạm giam thì lệnh tạm giam đang còn hiệu lực pháp luật đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp do người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự ra lệnh, quyết định.
Thời hạn tạm giam trong việc kiểm sát tạm giam ở từng giai đoạn tố tụng đối với từng loại tội theo như quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự thì thời gian tạm giam trong các giai đoạn là không giống nhau và được quy định một các chặt chẽ để đảm bảo được tiến trình tố tụng và bên cạnh đó cũng đảm bảo được quá trình điều tra truy tố như: thời hạn tạm giam để điều tra (Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự); thời hạn tạm giam phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại (Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự); thời hạn tạm giam để truy tố (Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự); thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm (Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự); thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án quy định là 45 ngày kể từ ngày tuyên án (Điều 329 Bộ luật Tố tụng hình sự); thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn.
Cúng căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc kiểm sát thực hiện chế độ đối với người tạm giữ, tạm giam thì trước hết cần nghiên cứu hệ thống sổ sách: Sổ theo dõi về việc cấp phát tiêu chuẩn chế độ ăn; sổ theo dõi khám chữa bệnh, cấp thuốc kèm theo chứng từ mua hàng hóa của cơ quan quản lý giam giữ. Việc cấp phát cho người tạm giữ, tạm giam được lập danh sách cho từng đối tượng có chữ ký xác nhận. Kiểm sát thực tế danh sách các đối tượng đang bị tạm giữ, tạm giam ở cùng buồng giam giữ và việc kiểm danh, kiểm diện tại các buồng giam. Kiểm sát viên phát hiện vi phạm về chỗ nằm đối với người bị tạm giữ, tạm giam, đặc biệt lưu ý người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Khi tiến hành kiểm sát bếp ăn xem sổ công khai tài chính về tiêu chuẩn, chế độ ăn hàng ngày; sổ xuất, nhập kho, hóa đơn, chứng từ,
Cơ sở pháp lý: