Pháp luật quy định nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước phải nộp thuế theo quy định. Vậy sau khi nộp thuế thì các nhân, tổ chức cần đề nghị cấp giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước là gì?
Mã số thuế được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế trong đó có cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Mẫu C1-10b/NS-TĐT: Giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước là mẫu giấy xác nhận được lập ra để xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước. Mẫu nêu rõ nội dung xác nhận, thông tin về số thuế…
Mẫu giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước được cơ quan thuế lập ra để xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước. Mẫu này được doanh nghiệp dùng để xác nhận về các loại thuế của doanh nghiệp đối với việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mẫu giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước:
CƠ QUAN THUẾ XÁC NHẬN ….
Số: …
Ngày…… tháng…… năm….
GIẤY XÁC NHẬN/KHÔNG XÁC NHẬN SỐ THUẾ ĐÃ NỘP NSNN
Kính gửi: <tên NNT>…… <Mã số thuế> ……
Căn cứ Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước số…… ngày …/…/… của người nộp thuế gửi cơ quan thuế;
Căn cứ số liệu về số thuế đã nộp NSNN của người nộp thuế được theo dõi trên ứng dụng của cơ quan thuế, <Trường hợp chấp nhận đề nghị xác nhận của NNT> cơ quan thuế xác nhận số tiền thuế đã nộp vào NSNN từ ngày …/…/… đến ngày …/…/… của <tên NNT>……, mã số thuế <mã số thuế> ………… và các đơn vị phụ thuộc (nếu có) …, cụ thể như sau:
<1. Xác nhận theo loại thuế>
STT | Mã số thuế | Tên NNT | Loại thuế | Nội dung nộp NSNN | Số tiền | Loại tiền | Cơ quan quản lý thu | Ghi chú | |
Chương | Tiểu mục | ||||||||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
…. | |||||||||
TỔNG CỘNG: (Chi tiết theo từng MST, loại thuế, loại tiền) |
<2. Xác nhận chi tiết theo chứng từ nộp thuế>
STT | MST | Tên NNT | Số chứng từ | Ngày chứng từ | Ngày nộp thuế | Nội dung nộp NSNN | Số tiền | Loại tiền | Cơ quan quản lý thu | Ghi chú | |
Chương | Tiểu mục | ||||||||||
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
…. | |||||||||||
TỔNG CỘNG: (Chi tiết theo từng loại tiền) |
<Trường hợp không chấp nhận đề nghị xác nhận của NNT thì>: Cơ quan thuế không xác nhận đề nghị của người nộp thuế.
Lý do không xác nhận:….
Đề nghị người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế quản lý thu để rà soát, đối chiếu.
Trường hợp có vướng mắc, người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế quản lý thu để được hỗ trợ trực tiếp./.
CƠ QUAN THUẾ…
NGƯỜI ĐỐI CHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu giấy, tánh tẩy xóa làm sai lệch thông tin trong mẫu giấy;
– Nội dung ghi Xác nhận theo loại thuế, Xác nhận chi tiết theo chứng từ nộp thuế;
– Phần cuối Kí và ghi rõ họ tên người đối chiếu, Thủ trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu.
3. Một số quy định về xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước:
Căn cứ trên thông tư Số: 110/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế quy định một số nội dung như sau:
3.1. Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận, không xác nhận số thuế đã nộp:
Trình tự thực hiện:
– Bước 1. Người nộp thuế có nhu cầu cần xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước thì lập Giấy đề nghị xác nhận số nộp ngân sách nhà nước gửi đến cơ quan Thuế.
– Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
+ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
+ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Cách thức thực hiện:
– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
– Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
-Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ gồm: Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước theo mẫu số C1-10/NS ban hành kèm theo
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 03 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thuế
3.2.Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế, công chức thuế:
– Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Giao dịch điện tử, các văn bản hướng dẫn và các quy định tại Thông tư này.
– Hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, ngân hàng và các tổ chức liên quan thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
– Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế điện tử đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không được quá 2% tổng số giờ cung cấp dịch vụ và chỉ thực hiện ngoài giờ làm việc.
– Cung cấp thông tin về người nộp thuế đăng ký thay đổi, bổ sung, ngừng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, thông tin phối hợp thu ngân sách nhà nước cho các ngân hàng để thực hiện nộp thuế điện tử.
– Xây dựng hệ thống kết nối thông tin, cung cấp thông tin về số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định.
– Cập nhật các thông tin đăng ký giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác.
– Gửi các thông tin phản hồi cho người nộp thuế theo các thông tin người nộp thuế đã đăng ký thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
– Trường hợp chứng từ điện tử của người nộp thuế đã được lưu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thì cơ quan thuế, công chức thuế phải thực hiện khai thác, chứng từ nộp thuế bằng giấy.
3.3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:
– Kho bạc Nhà nước
+ Phối hợp với cơ quan thuế, ngân hàng trong việc truyền, nhận, xác nhận thông tin nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử của người nộp thuế.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin danh mục tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại các ngân hàng theo phương thức điện tử cho cơ quan thuế.
+ Xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử với các ngân hàng và cơ quan thuế.
– Ngân hàng
+ Phối hợp với cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế.
+ Phối hợp với cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước thực hiện xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử.
+ Truyền, nhận thông tin tài khoản của người nộp thuế đăng ký nộp thuế điện tử, thông tin chứng từ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác.
+ Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử.
– Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan
+ Phối hợp với cơ quan thuế trong việc tiếp nhận, giải quyết, quản lý, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
+ Phối hợp với cơ quan thuế trong việc kết nối, trao đổi,truyền, nhận thông tin về chứng từ điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định.
+ Sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;