Bên cạnh những cơ sở giáo dục công lập thì nhà nước còn chấp thuận những cơ sở liên kết nước ngoài tức có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào giảng dạy nhưng vẫn đáp ứng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài là gì?
Liên kết đào tạo là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.
Mẫu quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài là mẫu quyết định chấp thuận phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền khi xét thấy các cơ sở đào tạo đáp ứng đủ các điều kiện tham gia hoạt động. Trong mẫu quyết định nêu rõ thông tin phê duyệt liên kết đào tạo giữa các bên.
Mẫu quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài là mẫu quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra với mục đích
2. Mẫu quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài:
………
——-
Số: ……/QĐ-……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày…… tháng…… năm…
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài
……. (1) ……
.…. (2) ……
Căn cứ…………
Căn cứ Nghị định số ………../2018/NĐ-CP ngày…tháng…năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Xét đề nghị của ……(4)…… và …..(6)…… tại Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo …….(1)……. ngày … tháng … năm …..;
Xét đề nghị của …….(3)……….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt liên kết đào tạo …….(1)………. giữa các Bên:
Bên Việt Nam: ………(4)………
– Trụ sở: ……
– Điện thoại: ….
– Fax: …..
– Website: ……
– Quyết định thành lập: ….(5)……….
Bên nước ngoài: …..(6)………..
– Trụ sở: ….
– Điện thoại: …..
– Fax: …….
– Website: …………
– Giấy phép thành lập: …(7)…..
Điều 2. Các Bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, những cam kết, kế hoạch được trình bày trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với những nội dung chính sau:
1. Đối tượng tuyển sinh: …..(8)…..
2. Thời gian và chương trình đào tạo: .…..(9)………
3. Ngôn ngữ giảng dạy: …..(10)…….
4. Đội ngũ giảng viên: …..(11)……..
5. Quy mô đào tạo: …..(12)……….
6. Địa điểm đào tạo: ……(13)…….
7. Văn bằng được cấp: …..(14)…….
8. Kinh phí đào tạo và quản lý tài chính: …….(15)……….
Điều 3. Sau mỗi năm học ……….(16)…….. chịu trách nhiệm báo cáo ………(17)……. về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thực hiện và quản lý liên kết đào tạo và định kỳ 6 tháng một lần cập nhật cơ sở dữ liệu về liên kết đào tạo với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
………(18)………. chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra công tác tổ chức thực hiện và quản lý liên kết của các bên liên kết theo Quyết định này và Hồ sơ liên kết đã phê duyệt.
Điều 4. Thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo là………..
Điều 5. Hiệu lực của quyết định; cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– ……;
– ……;
– Lưu: VT, …
……(2)……
(Ký, đóng dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn lập Mẫu quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài:
(1) Tên liên kết đào tạo, ngành và trình độ đào tạo;
(2) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo;
(3) Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo;
(4) Tên của bên liên kết Việt Nam;
(5) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của bên liên kết Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;
(6) Tên của bên liên kết nước ngoài;
(7) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;
(8) Yêu cầu về đối tượng tuyển sinh, trình độ đầu vào, năng lực sử dụng ngoại ngữ và các yêu cầu khác;
(9) Thời gian học (năm học hoặc học kỳ), hình thức, phương thức liên kết đào tạo, thời lượng chương trình đào tạo;
(10) Ngoại ngữ sử dụng trong quá trình giảng dạy;
(11) Quy định về giảng viên tham gia đào tạo (trình độ chuyên môn và năng lực sử dụng ngoại ngữ)
(12) Số lượng tuyển sinh mỗi khóa, số khóa tuyển sinh/năm;
(13) Địa chỉ thực hiện liên kết đào tạo;
(14) Tên bằng tốt nghiệp và tên cơ sở giáo dục cấp bằng tốt nghiệp;
(15) Mức thu học phí (toàn khóa học hoặc theo năm học), nguồn kinh phí tài trợ (nếu có);
(16) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam và tên cơ sở giáo dục nước ngoài;
(17) Tên đơn vị nhận báo cáo;
(18) Tên đơn vị được giao nhiệm vụ.
4. Một số quy định pháp luật liên quan liên kết đào tạo với nước ngoài:
4.1. Điều kiện để liên kết đào tạo nước ngoài:
Theo quy định của pháp luật thì khi liên kết đào tạo nước ngoài cần phải bảo đảm một số điều kiện:
– Cơ sở thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài và hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng quy định bảo đảm chất lượng giáo dục về mục tiêu dạy học, chương trình dạy học theo
– Cơ sở giáo dục liên kết giáo dục, liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục về mặt tổ chức và quản lý nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
– Liên kết đào tạo được thực hiện theo chương trình tổ chức quản lý và giảng dạy của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng dựa trên các tiêu chí giáo dục giữa hai cơ sở liên kết nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học; đối tượng tham gia học tập sẽ được cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài; hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam và cả của nước ngoài.
– Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục chung về đạo đức, nội dung truyền đạt và phương thức dạy học đều không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo của nước liên kết vào Việt Nam, không xuyên tạc lịch sử của đất nước và không có những hành vi ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
– Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy theo các danh mục, điều kiện áp dụng theo Luật giáo dục tại Việt Nam theo các cấp từ mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
– Đan xen với chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong phạm vi liên kết đào tạo với nước ngoài.
Theo đó, Nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài. Người học là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học
4.2. Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo và liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
Đối với liên kết đào tạo.
– Các bên liên kết đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định này trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cấp có thẩm quyền:
+ Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài
+ Thỏa thuận hoặc
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý
+ Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài
+ Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình đào tạo nước ngoài
+ Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài
+ Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở đề nghị liên kết đào tạo.
Đối với liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
– Các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài làm 01 bộ hồ sơ theo quy định và gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP;
+ Thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài;
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết;
+ Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về bảo đảm chất lượng của việc tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi, cách thức tổ chức, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và thông báo kết quả bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên đề nghị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Như vậy, việc liên kết đào tạo nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền đồng ý phê duyệt khi đáp ứng các điều kiện về chất lượng giáo dục, Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm định chất lượng giáo dục theo giáo dục Việt Nam. Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì thực hiện thủ tục phe duyệt liên kết theo quy định đã nêu trên.