Mỗi cá nhân khi chết phải được khai tử. Việc khai tử của các cá nhan phải được thực hiện theo quy định. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký khai tử thì người thực hiện đăng ký khai tử sẽ được nhận lại mẫu trích lục khai tử. Vậy, trích lục khai tử (bản chính) có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu trích lục khai tử (bản chính) là gì?
Pháp luật nước ta đã ban hành nhiều quy định về thủ tục khai tử. Ngày nay, thủ tục đăng ký khai tử có vai trò to lớn trong thực tiễn đối với bản thân các cá nhân thực hiện đăng ký khai tử nói riêng cũng như đất nước nói chung. Đăng ký khai tử là một trong những thủ tục pháp lí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra và được thực hiện nhằm mục đích để xác nhận một con người đã chết và từ đó xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người chủ thể đó. Mẫu trích lục khai tử (bản chính) được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng.
Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết phải xin trích lục. Mẫu trích lục khai tử là mẫu bản trích lục được lập ra nhằm mục đích để trích lục về việc khai tử của các cá nhân. Mẫu trích lục khai tử nêu rõ thông tin của người mất, thông tin của người đi khai, thông tin nơi chết, nguyên nhân chết, nội dung các loại giấy tờ tùy thân của người chết,… Sau khi hoàn thành việc lập mẫu trích lục khai tử (bản chính) người ký trích lục cần ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu để mẫu trích lục có giá trị.
2. Mẫu trích lục khai tử (bản chính):
…………….…….(1)
Số:(2) ….. / TLKT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
………, ngày…tháng…năm…
TRÍCH LỤC KHAI TỬ
Họ, chữ đệm, tên: ……….
Ngày, tháng, năm sinh: ………
Giới tính: ………. Dân tộc: ………….. Quốc tịch: ……….
Số định danh cá nhân: (3) ……….
Giấy tờ tùy thân: (4) ……….
Đã chết vào lúc…………giờ………….phút, ngày…………. ghi bằng chữ: …………
Nơi chết: ………
Nguyên nhân chết: …………
Giấy báo tử/Giấy tờ thay thế Giấy báo tử số …….. do …….. cấp ngày…….
Họ, chữ đệm, tên người đi khai tử: …….
Giấy tờ tùy thân: (4) ……….
NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu trích lục khai tử (bản chính):
(1) Ghi tên cơ quan cấp Trích lục. Nếu là Ủy ban nhân dân cấp xã thì ghi đủ 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh); nếu là Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ghi đủ 02 cấp hành chính (huyện, tỉnh); nếu là Cơ quan đại diện thì ghi rõ tên cơ quan đại diện và tên nước có trụ sở Cơ quan đại diện.
Ví dụ: Tỉnh Thanh Hoá
Thành phố Thanh Hoá
UBND phường Lam Sơn
Hoặc: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ;
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản
(2) Ghi theo số trong Sổ đăng ký khai tử.
(3) Chỉ ghi trong trường hợp đã được cấp Số định danh cá nhân.
(4) Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp.
4. Một số quy định về khai tử:
4.1. Trình tự, thủ tục khai tử:
Đăng ký khai tử về bản chất là một thủ tục pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm mục đích xác nhận sự kiện chết của một con người và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của con người đó. Đăng ký khai tử còn là phương tiện để nhà nước theo dõi biến động dân số của mình.
Trình tự, thủ tục khai tử được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch có nội dung cụ thể như sau:
– Thẩm quyền đăng ký khai tử được quy định cụ thể tại Điều 32
– Thủ tục đăng ký khai tử được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP: Các chủ thể có trách nhiệm đi đăng ký khai tử phải thực hiện nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Giấy báo tử cần phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; địa điểm chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Thời hạn đăng ký khai tử được quy định cụ thể tại Điều 33
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Sau thời hạn cụ thể được nêu trên, các chủ thể có trách nhiệm đăng ký khai tử vẫn phải thực hiện việc đăng ký khai tử theo quy định (quá hạn), pháp luật nước ta không hạn chế thời gian quá hạn để đảm bảo mọi trường hợp tử vong đều được đăng ký và cấp Trích lục khai tử.
Tuy nhiên, việc đăng ký khai tử (đúng hạn hay quá hạn) đều cần phải được đảm bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định; người yêu cầu đăng ký khai tử phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh được thông tin về họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; nơi cư trú cuối cùng của người chết (nếu có).
4.2. Một số quy định về giấy báo tử:
Về cơ bản, ta có thể hiểu, giấy chứng tử là kết quả của thủ tục pháp lý khi thực hiện việc đăng ký khai tử. Khi đăng ký khai tử, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng tử nhằm mục đích xác nhận một người đã chết và xác định chấm dứt các quan hệ pháp luật của con người đó kể từ thời điểm chứng tử. Giấy chứng tử là thành phần hồ sơ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến người chết: Chia thừa kế, hưởng chế độ, hưởng bảo hiểm.
Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:
– Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử.
– Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử.
– Đối với người bị
– Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của
– Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định bên trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Vai trò của giấy chứng tử:
– Thứ nhất: Giấy chứng tử được dùng để thực hiện các thủ tục mai táng:
Khi các cá nhân chết, thân nhân sẽ tiến hành làm mai tang và phải đăng ký khai tử là công việc đầu tiên để sau đó có thể tiến hành tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại nghĩa trang.
– Thứ hai: Giấy chứng tử dùng trong mở và phân chia thừa kế đối với các chủ thể được hưởng thừa kế:
Thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ được mở khi cá nhân có di sản đã chết. Giấy chứng tử là giấy tờ được sử dụng để chứng minh sự kiện chết của người để lại di sản và là tài liệu xác định thời điểm mở thừa kế.
– Thứ ba: Giấy chứng tử dùng trong các hoạt động đăng ký, chuyển nhượng, mua bán đất đai:
Đối với trường hợp đất đai thuộc quyền sở hữu của người đã chết thì khi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng thì cần phải có giấy chứng tử để chứng minh người sở hữu này đã chết.
5. Ý nghĩa của quyền được khai tử của cá nhân:
Theo Ðiều 30
Quyền được khai tử của cá nhân có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với chính cá nhân được đăng ký khai tử mà còn với các cá nhân, tổ chức khác liên quan và Nhà nước.
– Ý nghĩa của quyền được khai tử đối với chính cá nhân được khai tử: Việc khai tử về mặt pháp lý sẽ làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân được đăng ký khai tử. Tuy nhiên không có nghĩa là tất cả các quyền và nghĩa vụ của cá nhân này sẽ chấm dứt sau khi được khai tử, chẳng hạn như quyền tác giả của cá nhân được bảo hộ ngay cả sau khi tác giả là cá nhân chết.
– Ý nghĩa của quyền được khai tử đối với cá nhân, tổ chức khác: Việc đăng ký khai tử nhằm mục đích đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Đăng ký khai tử là sự kiện pháp lý làm chấm dứt hoặc phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức khác trong xã hội khi đang tham gia các quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản, quan hệ lao động, quan hệ hành chính,… Chẳng hạn như quan hệ thừa kế, quan hệ bồi thường thiệt hại, bảo hiểm…
– Ý nghĩa của quyền được khai tử đối với Nhà nước: Việc đăng ký khai tử sẽ góp phần quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi cá nhân chết quản lý được tình hình dân cư ở địa phương mình, thực hiện hoạt động quản lý nhân khẩu, tránh được những thay đổi xáo trộn về tình hình dân cư trên địa bàn cơ quan này quản lý. Mặt khác nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của nhà nước sao cho phù hợp nhằm ổn định và phát triển xã hội.