Trong nền kinh tế toàn cầu, nhãn hiệu của các doanh nghiệp không những được coi là tài sản quý giá của doanh nghiệp mà còn là công cụ để các nền kinh tế xâm nhập một cách hiệu quả hơn vào thị trường các quốc gia khác. Vậy nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Đặc điểm, tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?
Mục lục bài viết
1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,… từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung, tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì, không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, vì thế họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này.
Nhãn hiệu nổi tiếng chính là biểu tượng cho danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. Đó là kết tinh của trí tuệ và vật chất của doanh nghiệp trong một quá trình hoạt động lâu dài. Vì vậy, nó là tài sản có giá trị rất lớn (những nhãn hiệu như Kymdan được định giá lên đến cả triệu USD). Chính vì vậy, tình trạng sao chép, làm nhái sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng diễn ra phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc bảo hộ các thương hiệu nổi tiếng ngày càng trở nên cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện những nhãn hiệu nổi trội hơn so với những nhãn hiệu hàng hóa thông thường. Sự nổi trội hơn hẳn có thể là do thời gian sử dụng lâu dài, phạm vi sử dụng rộng lớn hay có thể là do chất lượng sản phẩm tốt,…
Mục đích chính của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau. Nhưng khi nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi và tín nhiệm thì đã đem lại những lợi thế kinh doanh rất lớn cho chủ sở hữu. Ví dụ khi nhắc đến những cái tên như Coca-cola, Pepsi, Heineken, Toyota, Samsung, Apple,… thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ biết ngay những nhãn hiệu này được dùng cho sản phẩm nào.
Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế.
Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu trong tiếng Anh là Famous marks.
Mặc dù đã được biết đến từ rất lâu, song cho đến nay quy định về thương hiệu nổi tiếng vẫn còn rất khác nhau trong các điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật các nước. Công ước Paris năm 1883 lần đầu tiên đề cập đến nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 6 với nội dung chính là:
- Quy định nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên trong việc từ chối hay hủy bỏ mọi sự đăng ký cũng như ngăn cấm mọi sự sử dụng của nhãn hiệu hàng hóa mà nó được coi là sự sao chép, một sự bắt chước, một bản dịch hoặc có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng;
- Quy định về khoảng thời gian cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ sự đăng ký đối với những nhãn hiệu xâm phạm.
Tuy nhiên, Công ước lại không hề đưa ra một định nghĩa chính thức và rõ ràng. Chỉ có một căn cứ duy nhất để xác định một nhãn hiệu hàng hóa trở nên nổi tiếng, đó là sự chấp nhận hay thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nơi nhãn hiệu được đăng ký hay sử dụng. Điều đó khiến cho mỗi quốc gia thành viên phải tự xây dựng các quy định riêng về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng:
Qua định nghĩa đã nêu ở trên thì nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có nhiều điểm khác biệt so với nhãn hiệu thông thường. Và sự khác biệt đó được thể hiện thông qua những đặc trưng cơ bản của nó:
- Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Hay nói cách khác, khi nhắc đến hàng hóa, dịch vụ nào đó thì người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nhãn hiệu đó.
- Là nhãn hiệu có căn cứ xác lập quyền, có tiêu chí đánh giá, có cơ chế bảo hộ riêng, khác hoàn toàn so với nhãn hiệu thông thường.
- Là kết tinh của nhiều yếu tố trong suốt một quá trình lâu dài. Những yếu tố đó có thể là uy tín, chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ,…
- Là một ưu thế kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì khi được khách hàng biết đến một cách rộng rãi, được khách hàng tin tưởng thì công ty đã có một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với những nhãn hiệu cùng loại.
- Là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp.
3. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng:
Điều 75
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;7. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”
Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là rộng hơn so với nhãn hiệu thông thường nên khi đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần lưu ý tra cứu để tránh việc bị từ chối do trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tiến hành khi có các hành vi bị xem là sự bắt chước không hợp pháp, chỉ dẫn sai nguồn gốc thương mại dẫn đến làm giảm giá trị của một nhãn hiệu nào đó. Trong trường hợp này, chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu tòa ra lệnh cấm việc sử dụng vì mục đích thương mại của một người khác đối với nhãn hiệu hay tên thương mại nổi tiếng của mình nếu hành vi sử dụng diễn ra khi nhãn hiệu hay tên thương mại của mình đã trở nên nổi tiếng và gây hại đến sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Để quyết định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không,
– Mức độ của tính phân biệt mà tự thân nhãn hiệu có;
– Thời gian sử dụng và mức độ sử dụng nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn;
– Thời gian và mức độ quảng cáo và đưa ra công chúng nhãn hiệu đó;
– Phạm vi địa lý của khu vực thương mại liên quan đến nhãn hiệu;
– Các kênh thương mại hàng hóa, dịch vụ có gắn nhãn;
– Mức độ nhận ra nhãn hiệu đó tại các khu vực và kênh thương mại có sự tham gia của người chủ nhãn hiệu và người mà chủ nhãn hiệu kiện;
– Bản chất và mức độ sử dụng các nhãn hiệu trùng hay tương tự bởi bên thứ ba và;
– Nhãn hiệu đó đã được đăng ký theo các luật có liên quan của Hoa Kỳ chưa.
Khi dựa vào các căn cứ trên,
– Hành vi của người khác sử dụng một cách công bằng NHNT trong hoạt động quảng cáo hay quảng bá sản phẩm thương mại canh tranh nhằm chỉ rõ nguồn gốc thương mại của các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh với sản phẩm của NHNT; hoặc
– Hành vi sử dụng NHNT không vì mục đích thương mại; hoặc
– Các hình thức báo cáo tin tức hay bình luận tin tức.
Pháp luật Hoa Kỳ cũng định nghĩa thế nào là giảm giá trị của NHNT. Điều đó có nghĩa là làm giảm khả năng của một NHNT trong việc xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ, không lệ thuộc vào việc tồn tại hay không tồn tại các yếu tố sau: (1) sự cạnh tranh giữa chủ NHNT và người khác; hay (2) khả năng xảy ra sự nhầm lẫn hay lừa dối.
Khác với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Nhật Bản không có các quy định thành văn về các tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu. Để đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản, trên thực tế, thường dựa vào các tiêu chí sau:
– Thời gian sử dụng nhãn hiệu, thời điểm bắt đầu sử dụng, phạm vi lãnh thổ sử dụng và phạm vi hàng hóa dịch vụ mang nhãn;
– Mức độ của hoạt động quảng cáo;
– Quy mô của công ty, tình trạng hoạt động, phạm vi kinh doanh và các vấn đề khác của công ty;
– Các kênh thương mại liên quan đến hàng hóa, phương thức sử dụng nhãn hiệu trên các sản phẩm mang nhãn
Kết luận: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhãn hiệu ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh vai trò chính là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất trên thị trường, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thì nhãn hiệu nổi tiếng còn có các vai trò khác như thu hút thị hiếu người tiêu dùng, là một biểu tượng cho hình ảnh, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, và là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt.