Phục hồi điều tra bị can là một gia đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự. Để làm rõ những nội dung này, Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa ra những điều luật về cấc giai đoạn điều tra trong quá trình tố tụng trong đó có giai đoạn phục hồi điều tra.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân là gì?
Theo quy định của pháp luật thì điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bị can là người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và đã bị quyết định khởi tố hình sự về hành vi vi phạm đó bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân là mẫu quyết định do cơ quan, cá nhân là người có thẩm quyền quyết định phục hồi điều tra bị can của pháp nhân khi đã xác định được trách nhiệm hình sự sau quá trình đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án. Trong mẫu quyết định nêu cơ quan, cá nhân có quyền quyết định phục hồi điều tra và thông tin bị can của pháp có quyết định phục hồi điều tra.
Mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra bị can của pháp nhân. Quyết định này được lập khi xét thấy đã có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm bị can sau quá trình đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
2. Mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can như sau:
……
……
Số: ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày…… tháng…… năm…
QUYẾT ĐỊNH PHỤC HỒI ĐIỀU TRA BỊ CAN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
Tôi: ……
Chức vụ: …….
Sau khi tiến hành điều tra, xét thấy (1): ….
Căn cứ Điều 235 và Điều 431 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ bỏ (2) ………
số:…… ngày ……… tháng ……. năm……….của ….
Phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân:
Tên bằng tiếng Việt: ….
Quốc tịch (nếu có): …..
Tên bằng tiếng nước ngoài: …….
Tên viết tắt: …….
Địa chỉ trụ sở chính: …….
Địa chỉ liên lạc: …….
Quyết định thành lập số: ……. Ngày………..tháng ……..năm…. của ….
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền: ……
cấp ngày………..tháng………năm………. Nơi cấp: …….
đã bị khởi tố theo Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân số: ……..
Ngày………tháng………năm…….của……..về tội: ……… theo quy định tại khoản ……… Điều …….. Bộ luật Hình sự.
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát ……… và gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Nơi nhận:
– VKS ………;
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Hồ sơ 02 bản.
(1) Ghi rõ lý do phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân;
(2) Ghi rõ: Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân hoặc Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân.
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân:
Mẫu quyết định phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân có những nội dung sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Quyết định phục hồi điều tra do ai lập?
– Phục hồi điều tra bị can đối với pháp nhân nào?
– Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Căn cứ phục hồi điều tra vụ án hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 235
Theo đó, khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện Kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
Như vậy, về nguyên tắc, thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra thuộc Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 của Điều 235
Tạm đình chỉ điều tra
Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
– Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
– Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
– Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện Kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
Khi có căn cứ tạm đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc tạm đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 229, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải xử lý các vấn đề liên quan (nếu có) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đình chỉ điều tra
Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp có một trong các căn cứ sau :
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
– Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
+ Không có sự việc phạm tội;
+ Hành vi không cấu thành tội phạm;
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tội phạm đã được đại xá;
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
– Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.
– Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
– Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện Kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Khi có căn cứ đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc đình chỉ điều tra có căn cứ; nếu thấy đủ căn cứ thì Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can; nếu thấy không đủ căn cứ thì Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra.
Theo đó, Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Cơ sở pháp lý: