Pháp luật hiện hành vẫn quy định về các trường hợp chấp nhận kháng cáo quá hạn, tuy nhiên, khi đó người kháng cáo phải có đơn trình bày kháng cáo quá hạn.
Mục lục bài viết
1. Đơn trình bày kháng cáo quá hạn là gì và để làm gì?
Đơn trình bày kháng cáo quá hạn là văn bản do người kháng cáo viết gửi cơ quan
Đơn trình bày kháng cáo quá hạn dùng để người kháng cáo trình bày về lý do kháng cáo quá hạn, để
2. Mẫu đơn kháng cáo quá hạn và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN TRÌNH BÀY KHÁNG CÁO QUÁ HẠN
Kính gửi: – TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN/TỈNH…
– Ông:… – Chánh án
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như Viện kiểm sát nhân dân,…)
Họ và tên …(1)
Sinh ngày ….tháng ………năm… Nơi sinh (tỉnh, TP)… (2)
Giấy CMND/thẻ CCCD số …Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……(3)
Địa chỉ thường trú:…(4)
Chỗ ở hiện nay …(5)
Điện thoại liên hệ: … (6)
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:…(7)
Địa chỉ trụ sở:…(8)
Giấy CNĐKDN số:…. do Sở Kế hoạch và đầu tư… cấp ngày…/…/…(9)
Số điện thoại liên hệ:…. Số Fax:…
Người đại diện:…. Chức vụ:…
Sinh năm:…. Số điện thoại:…
Giấy CMND/thẻ CCCD số …Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…
Căn cứ đại diện:…)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là…. (10) theo Quyết định/Bản án số…. của… về việc…. được ban hành vào ngày…./…/….
Tới ngày…/…./…….., tôi có nhận được văn bản yêu cầu trình bày lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn. Do vậy, tôi làm đơn này để trình bày lý do khiến tôi làm đơn kháng cáo quá hạn.
Hoàn cảnh và lý do cụ thể làm bạn thực hiện việc kháng cáo quá thời hạn:
……
Căn cứ quy định tại Điều…..
“…” (11) Tôi nhận thấy, trong trường hợp của tôi, tôi có thể thực hiện quyền kháng cáo… trong thời hạn…
Do vậy, tôi làm đơn này để trình bày với Quý cơ quan về lý do khiến tôi kháng cáo quá hạn, kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và thực hiện việc tiếp nhận và tiếp tục giải quyết đơn kháng cáo……… của tôi theo quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh cho những thông tin mà tôi đã nêu trên đây, tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ sau đây:
1./…
2./…. (Liệt kê số lượng văn bản, tài liệu, tình trạng văn bản được gửi kèm, là bản gốc hay bản sao)
Người khai báo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi theo Chứng minh nhân
(2) Ghi theo Chứng minh nhân
(3) Ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
(4) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(5) Ghi nơi ở hiện tại của người làm đơn, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(6) Ghi số điện thoại mà cá nhân dùng để liên hệ
(7) Ghi đúng tên của công ty theo Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp)
(8) Ghi địa chỉ trụ sở của công ty, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(9) Ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(10) Tư cách của người viết đơn trong việc làm đơn kháng cáo như là bị đơn, người phải thi hành án, chủ thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt,…
(11) Trích căn cứ sử dụng về việc cho phép thực hiện kháng cáo quá hạn
3. Người viết đơn trình bày kháng cáo quá hạn là ai?
Tại
“Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Còn
“Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.”
Như vậy, người viết đơn trình bày kháng cáo quá hạn chính là các cá nhân đã có đơn kháng cáo quá hạn gửi lên
4. Quy định pháp luật về kháng cáo quá hạn:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về kháng cáo quá hạn tại Điều 275 như sau:
Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về giải quyết kháng cáo quá hạn như sau:
– Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
– Phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.
– Quyết định của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn được gửi cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm. (Điều 335)
Việc cho cá nhân trình bày về lý do kháng cáo quá hạn, và các chủ thể có thẩm quyền tiến hành giải quyết đơn kháng cáo quá hạn như trình tự nêu trên là một chủ trương rất quan trọng trong hoạt động giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Hoạt động này nhằm đảm bảo quyền kháng cáo của các chủ thể, vì không phải trong trường hợp nào các chủ thể đó cũng có thể kháng cáo đúng với thời gian mà pháp luật quy định. Kháng cáo quá hạn cần phải tra hoạt động xem xét, quyết định xem việc kháng cáo quá hạn đó có đúng theo quy định của pháp luật về trường hợp được kháng cáo quá hạn hay không, rồi mới được tiếp đến các hoạt động tiếp theo để giải quyết kháng cáo.