Quyết định hành chính là gì? Đặc điểm của quyết định hành chính? Phân loại quyết định hành chính? Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện có phải là quyết định hành chính không?
Tại các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên có những văn bản mới được ban hành như quyết định, kế hoạch, văn bản trả lời, công văn,… mà mỗi loại văn bản lại thuộc một loại hình văn bản và có tính chất khác nhau. Vậy Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thuộc loại hình văn bản hành chính nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin để trả lời câu hỏi Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thuộc loại hình văn bản nào, có phải là quyết định hành chính không.
Luật sư
1. Quyết định hành chính là gì?
Quyết định hành chính là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, trong khoa học pháp luật và đặc biệt là trong hoạt động quản lý nhà nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
“Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
Như vậy, theo hai quy định trên thì hiểu quyết định hành chính là các quyết định được ban hành để giải quyết một hoặc một số công việc cụ thể phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
Dưới góc độ ngôn ngữ thì “quyết định” là định ra, đề ra thì có thể hiểu quyết định hành chính được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ viết tức bằng hình thức văn bản hoặc thể hiện bằng các hình thức khác như lời nói, dấu hiệu, kí hiệu với điều kiện cần và đủ của một quyết định là tính bắt buộc và tính quyền lực nhà nước. Thông thường, quyết định hành chính thể hiện bằng văn bản được sử dụng trong những trường hợp cần thiết phải thể hiện rõ nét tính quyền lực nhà nước, làm cơ sở pháp lý để xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ quản lý hành chính, đặc biệt là khi cần duy trì hiệu lực của quyết định trong thời gian dài hoặc việc tổ chức thực hiện quyết định hành chính cần có điều kiện đảm bảo, phản ánh tính khuôn mẫu, tính có căn cứ chắc chắn, tạo nên sự ổn định của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu quyết định hành chính là văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành theo một hình thức, thủ tục pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý dưới dạng các quy định pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt để giải quyết các công việc phát sinh trong quản lý hành chính.
2. Đặc điểm của quyết định hành chính
Quyết định hành chính là hình thức thể hiện quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính. Tính quyền lực đơn phương của quyết định thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Các quyết định được ban hành vốn để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật. Quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao. Quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định, quyết định sẽ được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết.
Quyết định hành chính mang tính dưới luật, do các cơ quan ban hành quyết định hành chính là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, nên các quyết định cho các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Quyết định hành chính do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các chủ thể ban hành rất nhiều như cơ quan nhà nước, cơ quan quyền lực, Chủ tịch nước,
Quyết định hành chính được ban hành để thể hiện ý chí của chủ thể quản lý trước một tình huống quản lý hoặc một nhiệm vụ mà chủ thể đó phải thực hiện. Quản lý hành chính vừa là căn cứ vừa là mục đích ban hành quyết định hành chính, hay ban hành quyết định hành chính xuất phát từ yêu cầu của quản lý hành chính và nhằm phục vị hoạt động quản lý hành chính.
Nội dung của quyết định hành chính là những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn có tính định hướng hoặc các quyết định, các mệnh lệnh quản lý hành chính cụ thể. Do được ban hành trên cơ sử để phục vụ quản lý hành chính nhà nước nên nội dung của quyết định hành chính thể hiện ý chí của chủ thể quản lý .
Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính và dưới những hình thức do pháp luật quy định.
3. Phân loại quyết định hành chính
Dựa vào các tiêu chí khác nhau nên có thể phân loại quyết định hành chính khác nhau.
Dựa vào tính chất pháp lý và nội dung quyết định, thì quyết định hành chính được chia thành: Quyết định chủ đạo; quyết định hành chính quy phạm; quyết định hành chính nhà nước cá biệt. Trong đó, Quyết định chủ đạo là quyết định do các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, đường lối, những giải pháp lớn về quản lý hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định. Quyết định hành chính quy phạm là quyết định ban hành các quy pháp luật hành chính là cơ sở cho việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt. Quyết định hành chính nhà nước cá biệt là quyết định do các chủ thể hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quyết định hành chính nhà nước quy phạm hoặc quyết định hành chính cá biệt của cấp trên để giải quyết những tình huống cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước.
Dựa vào tính chất của mệnh lệnh trong quyết định, thì quyết định hành chính được phân thành: Quyết định cấm đoán; Quyết định cho phép; Quyết định điều chỉnh, sửa đổi.
Dựa vào thẩm quyền ban hành, thì quyết định hành chính chia thành: Quyết định hành chính của Chính phủ; Quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định hành chính của các Bộ và cơ quan ngang Bộ; Quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp; Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; Quyết định hành chính liên tịch.
Căn cứ vào cấp hành chính, thì chia thành Quyết định hành chính của cấp hành chính trung ương và Quyết định hành chính của cấp hành chính địa phương.
Căn cứ vào lĩnh vực thì Quyết định hành chính chia thành Quyết định hành chính về kinh tế; Quyết định hành chính về giáo dục; Quyết định hành chính về y tế; Quyết định hành chính về văn hóa,….
4. Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện có phải là quyết định hành chính không?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong
Khoản 13 Điều 4 Luật ban hành văn hành quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
“Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
…
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
Theo quy định trên, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện là văn bản quy phạm pháp luật. Như ở trên đã phân tích dựa vào tính chất pháp lý và nội dung quyết định, thì quyết định hành chính được chia thành: Quyết định chủ đạo; quyết định hành chính quy phạm; quyết định hành chính nhà nước cá biệt. Trong đó, Quyết định chủ đạo là quyết định do các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, đường lối, những giải pháp lớn về quản lý hành chính đối với cả nước, một vùng. Như vậy, Quyết định chủ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện đóng vai trò đưa ra những chủ trương, chính sách, đường lối,… trong quản lý hành chính thuộc phạm vi của huyện.
Xét thấy, Kế hoạch 145/KH-UBND đây là kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2015 phù hợp với tính chất của loại quyết định này, do đó có thể xem là quyết định hành chính bởi kế hoạch này đề ra kế hoạch chung của tỉnh về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2015, là cơ sở để tiến hành công việc tuyển dụng viên chức trong năm 2015. Như vậy, có thể thấy dù không mang tên quyết định nhưng trong Kế hoạch 145/KH-UBND có chứa đựng những quy phạm hành chính, phục vụ chức năng quản lý hành chính nhà nước và do cơ quan hành chính cấp tỉnh ban hành do đó Kế hoạch 145/KH-UBND là một quyết định hành chính.