Tổng quan pháp luật về Nghị quyết? Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP còn hiệu lực áp dụng không?
Trong hệ thống các văn bản pháp luật, mỗi một văn bản pháp luật sẽ có những ý nghĩa và vai trò cụ thể khác nhau, do những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng với nhiều loại đối tượng khác nhau. Mỗi văn bản pháp luật khi còn hiệu lực sẽ được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật đó. Hiệu lực của các văn bản pháp luật được hiểu là tính bắt buộc thi hành của văn bản pháp luật đó trong một giai đoạn nhất định và trên một không gian nhất định đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất định.
Ngày nay, mỗi chúng ta không còn xa lạ với khái niệm Nghị quyết. Nghị quyết được hiểu là những văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định nào đó. Vậy, Nghị quyết có phải văn bản pháp luật không và nội dung của Nghị quyết được pháp luật Việt Nam quy định ra sao? Bài viết dưới đây luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các quy định của Nghị quyết và hiệu lực áp dụng của
Dịch vụ Luật sư
1. Tổng quan pháp luật về Nghị quyết:
1.1. Tổng quan về Nghị quyết:
Theo quy định của
Ngoài ra, Hiến pháp Việt Nam đã ban hành những quy định về Nghị quyết trong đó nêu rõ Nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Như vậy, từ hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu cơ bản như sau, Nghị quyết là một trong những loại văn bản nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, đây là loại văn bản được sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị sau khi đã kết thúc quá trình thảo luận giữa các chủ thể có thẩm quyền, thông qua cuộc họp sẽ đưa ra các giải pháp, kết quả và nhất trí thông qua bằng cách biểu quyết theo số đông tán thành, thể hiện quyết định cuối cùng của một cơ quan hay tổ chức về vấn đề đang bàn bạc và sau đó các nội dung trên sẽ được thể hiện thông qua Nghị quyết.
1.2. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định Nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, theo quy định của
– Thứ nhất là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.
– Thứ hai là Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.
– Thứ ba là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.
– Thứ tư là Hội đồng nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.
– Thứ năm là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.
– Ngoài ra trong trường hợp đối với Nghị quyết liên tịch thì chủ thể có thẩm quyền ban hành sẽ bao gồm các cơ quan sau đây:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Trong số những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết trên đây, cần lưu ý rằng đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết với cả tính chất là văn bản quy phạm pháp luật và tính chất là văn bản áp dụng pháp luật; còn Chính phủ chỉ ban hành Nghị quyết với tính chất là văn bản áp dụng pháp luật; đối với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch chỉ với tính chất là văn bản quy phạm pháp luật.
1.3. Nội dung của Nghị quyết:
Cần phải lưu ý rằng, đối với mỗi một cơ quan Nhà nước quy đều có thẩm quyền ban hành nghị quyết nhưng tùy thuộc vào từng cơ quan ban hành mà Nghị quyết được ban hành sẽ có những nội dung khác nhau, từ đó nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Có những Nghị quyết được các cơ quan Nhà nước ban hành với nội dung là quy phạm pháp luật, cũng có những Nghị quyết được ban hành với nội dung là mệnh lệnh áp dụng pháp luật.
Tùy thuộc vào từng chủ thể ban hành mà Nghị quyết có những chức năng và nhiệm vụ nhất định nhưng đều chủ yếu ban hành để quyết định hoặc giải quyết các công việc quan trọng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đây:
– Thứ nhất: Đối với những Nghị quyết do Quốc hội ban hành thì chủ yếu quyết định các kế hoạch trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, các vấn đề liên quan đến kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước hay các chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính, dân tộc, quốc phòng an ninh, các chính sách ngoại giao, …
– Thứ hai: Đối với những Nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành được dùng để giải thích nội dung của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác từ đó nhằm kiểm soát việc thực thi Hiến pháp và các văn bản quy phạm có giá trị pháp lý cao hơn.
– Thứ ba: đối với các Nghị quyết của Chính phủ thì chủ yếu quyết định đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển và củng cố của bộ máy nhà nước Việt Nam từ cấp trung ương đến cấp địa phương, qua đó giám sát cấp dưới trong việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Là cơ quan trực tiếp quyết định các chính sách về văn hóa, giáo dục, kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước,…
Ngày nay, trên thực tế, ta nhận thấy có một số Nghị quyết do Quốc hội ban hành được coi là văn bản chủ đạo, dù không chứa đựng các nội dung quy phạm pháp luật nhưng lại là tiền đề để các cơ quan khác ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật khác có vai trò quan trọng đối với hệ thống pháp luật tại Việt Nam.
1.4. Hiệu lực của Nghị quyết:
Theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì đối với Nghị quyết, thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần sẽ được quy định cụ thể trong nội dung của từng Nghị quyết được ban hành.
– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể về thời gian các văn bản có hiệu lực, chỉ đảm bảo thời điểm có hiệu lực.
+ Đối với những Nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành thì không được phát sinh hiệu lực trước 45 ngày kể từ ngày văn bản đó được phê duyệt hoặc ký ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Còn đối với Nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành thì không được có hiệu lực trước 10 ngày kể từ thời điểm văn bản được phê duyệt hoặc ký ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Một điểm cần lưu ý là đối với các Nghị quyết được ban hành theo hình thức rút gọn thì sẽ phát sinh hiệu lực ngay lập tức tại thời điểm Nghị quyết được thông qua hoặc ký ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Mỗi một Nghị quyết khác nhau sẽ có những quy định cụ thể về thời gian phát sinh hiệu lực là khác nhau tùy thuộc vào mức độ cần thiết, cấp bách của từng vấn đề quy định cụ thể trong Nghị quyết đó.
1.5. Nghị quyết có được coi là văn bản pháp luật hay không?
Ngày nay, văn bản pháp luật ở nước ta được chia ra làm ba dạng chính sau đây, cụ thể:
– Thứ nhất là: Văn bản quy phạm pháp luật.
– Thứ hai là: Văn bản chủ đạo.
– Thứ ba là: Văn bản cá biệt.
Hiện nay thì vẫn còn rất nhiều luồng quan điểm trái ngược nhau đến từ các chuyên gia về việc Nghị quyết có được coi là văn bản pháp luật hay không?
Đối với trường hợp Nghị quyết tồn tại dưới dạng văn bản chủ đạo: Trên thực tế đối với số ít các Nghị quyết do Quốc hội ban có nội dung chủ yếu là đề xuất ra các chủ trương, chính sách, phương hướng mang tính chiến lược, định hướng thì đa số sẽ không chứa đựng các quy phạm pháp luật. Nhưng những Nghị quyết này sẽ được sử dụng làm cơ sở, tiền để để các cơ quan cấp dưới ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với trường hợp Nghị quyết tồn tại dưới dang văn mang cá biệt: Gọi là “cá biệt” thì nội dung của Nghị quyết đó chỉ được sử dụng một lần và không mang tính áp dụng lại.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy Nghị quyết cũng được coi là văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
2. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP còn hiệu lực áp dụng không?
2.1. Nội dung của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP:
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 10/08/2004 và được công bố ngày 06/09/2004.
– Thứ nhất: Về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu:
+ Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu đối với các giao dịch dân sự.
+ Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế.
– Thứ hai: Về thừa kế, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất:
+ Xác định quyền sử dụng đất là di sản.
+ Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Thứ ba: Về việc giải quyết tranh chấp về tài sản do Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
+ Tài sản được nhà nước cấp cho người có công với cách mạng.
+ Tài sản được Nhà nước cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng.
2.2. Hiệu lực của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP:
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 21/09/2004 và hiện nay vẫn còn hiệu lực áp dụng.